BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3853/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2017 |
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 1593/HQHCM-GSQL ngày 01/6/2017 của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và công văn số 220 ngày 22/5/2017 của Công ty Cổ Phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC Corp) về giám sát hải quan đối với hàng hóa được vận chuyển qua lại giữa cảng SP-ITC và cảng Cát Lái thuộc địa bàn do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KVI - Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh quản lý, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Trường hợp tàu dự kiến vào cảng Cát Lái để dỡ hàng nhưng do tắc nghẽn cảng phải chuyển sang dỡ hàng tại cảng SP-ITC hoặc ngược lại
a) Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu thực hiện việc điều chỉnh manifest thay đổi cảng dỡ hàng theo quy định;
b) Hãng tàu thông báo cảng dỡ hàng mới để chủ hàng khai báo chính xác cảng dỡ hàng và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến mới, chủ hàng không phải điều chỉnh vận đơn theo cảng dỡ hàng mới và xử lý như sau:
- Trường hợp người khai hải quan chưa đăng ký tờ khai: chủ hàng khai báo cảng dỡ hàng và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến mới theo thông báo của hãng tàu.
- Trường hợp chủ hàng đã khai báo tờ khai với cảng dỡ hàng và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến theo vận đơn thì hướng dẫn chủ hàng thực hiện thủ tục khai bổ sung cảng dỡ hàng và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến mới tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện quy trình đưa hàng vào cảng (get-in) và đưa hàng ra cảng (get-out) theo đúng thực tế phát sinh tại cảng.
2. Trường hợp hàng hóa trên vận đơn có cảng dỡ hàng là cảng SP-ITC, cảng đích ghi trên vận tải đơn là cảng Cát Lái hoặc ngược lại nhưng chủ hàng chấp nhận lấy hàng tại cảng dỡ hàng
a) Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu có văn bản thông báo với Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI về những hàng hóa không thực hiện vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn và cam kết về việc chủ hàng chấp nhận lấy hàng tại cảng dỡ hàng.
b) Chủ hàng thực hiện khai báo cảng dỡ hàng và địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến là cảng dỡ hàng, không phải là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Chủ hàng không phải điều chỉnh vận đơn và manifest.
c) Doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện quy trình get-in và get-out hàng hóa theo đúng thực tế phát sinh tại cảng.
3. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã đưa vào bãi cảng Cát Lái để chờ xếp lên phương tiện vận tải xuất khẩu nhưng do tàu không thể vào cảng Cát Lái, hãng tàu yêu cầu doanh nghiệp cảng vận chuyển hàng hóa đến cảng SP-ITC để xếp lên phương tiện vận tải hoặc ngược lại
a) Hãng tàu có văn bản thông báo với Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI về việc thay đổi cảng xếp hàng cho các hàng hóa đang hạ bãi chờ xuất (trong văn bản nêu rõ cảng xếp hàng cũ, cảng xếp hàng mới, số container, số niêm phong hãng tàu (nếu có), số tờ khai xuất khẩu tương ứng, số lượng container sẽ vận chuyển đến cảng xếp hàng mới, thời gian vận chuyển dự kiến...) và thực hiện vận chuyển đến cảng xếp hàng mới sau khi được Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI phê duyệt theo trình tự tại điểm b khoản này. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hỗ trợ tiếp nhận văn bản thông báo qua Hệ thống thì hãng tàu gửi qua Hệ thống.
b) Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI căn cứ văn bản thông báo của hãng tàu thực hiện:
b.1) Công chức giám sát tại cảng xếp hàng cũ
b.1.1) Niêm phong hàng hóa. Trường hợp hàng hóa đã được niêm phong bằng niêm phong của hãng tàu thì sử dụng niêm phong hãng tàu, không phải niêm phong lại bằng niêm phong hải quan;
b.1.2) Lập 02 Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG-GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Công chức hải quan giám sát nơi vận chuyển đi ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày tháng năm trên Biên bản bàn giao, giao hãng tàu 02 bản cùng hàng hóa vận chuyển đến cảng xếp hàng mới.
Trường hợp Hệ thống có chức năng Biên bản bàn giao điện tử, công chức giám sát thực hiện in 02 Biên bản bàn giao và thực hiện xác nhận trên Hệ thống;
b.1.3) Chuyển thông tin các tờ khai xuất khẩu trên Hệ thống sang cảng xếp hàng mới thông qua chức năng IX.1.F “Chuyển địa điểm giám sát”.
b.1.4) Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng xếp hàng cũ đã thực hiện trao đổi, kết nối với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan thì thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực cổng cảng tại cảng xếp hàng cũ thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập) trên Hệ thống.
b.2) Công chức giám sát tại cảng xếp hàng mới
Khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng xếp hàng mới, công chức giám sát thực hiện:
- Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong giữa hàng hóa và Biên bản bàn giao, nếu hàng hóa đảm bảo nguyên trạng thì thực hiện xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, 01 bản trả hãng tàu, 01 bản để lưu và thông báo trong nội bộ Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI;
- Trường hợp Hệ thống có chức năng Biên bản bàn giao điện tử, công chức giám sát xác nhận hàng đến cảng xếp hàng mới trên Hệ thống.
c) Doanh nghiệp kinh doanh cảng xếp hàng cũ và xếp hàng mới thực hiện quy trình get in và get out hàng hóa theo đúng thực tế phát sinh tại cảng.
4. Trường hợp cảng Cát Lái và cảng SP-ITC bị tắc nghẽn, quá tải có thể vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển qua lại giữa 2 cảng biển căn cứ theo yêu cầu của Hãng tàu
a) Hãng tàu có văn bản thông báo với Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI về việc thay đổi vị trí lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cảng bị tắc nghẽn, trong đó nêu rõ cảng lưu hàng cũ, cảng lưu hàng mới, số container, số niêm phong hãng tàu, số tờ khai nhập khẩu (nếu có), số lượng container sẽ vận chuyển đến cảng lưu hàng mới, thời gian vận chuyển dự kiến...). Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hỗ trợ tiếp nhận văn bản thông báo qua Hệ thống thì hãng tàu gửi qua Hệ thống.
Hãng tàu hoặc người vận chuyển được hãng tàu ủy quyền thực hiện vận chuyển đến cảng lưu hàng mới sau khi được Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI phê duyệt theo trình tự tại điểm b khoản này.
Sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cảng lưu hàng mới, thông báo cho chủ hàng về địa điểm lưu giữ hàng mới để thực hiện việc khai hải quan theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 công văn này;
b) Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI căn cứ văn bản thông báo của hãng tàu có nhu cầu chuyển hàng đi thực hiện:
b.1) Công chức giám sát tại cảng lưu hàng cũ
b.1.1) Niêm phong hàng hóa. Trường hợp hàng hóa đã được niêm phong bằng niêm phong của hãng tàu thì sử dụng niêm phong hãng tàu, không phải niêm phong lại bằng niêm phong hải quan;
b.1.2) Lập 02 Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG-GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Công chức hải quan giám sát nơi vận chuyển đi ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày tháng năm trên Biên bản bàn giao, giao hãng tàu 02 bản cùng hàng hóa vận chuyển đến cảng lưu hàng mới.
Trường hợp Hệ thống có chức năng Biên bản bàn giao điện tử, công chức giám sát thực hiện in 02 Biên bản bàn giao và thực hiện xác nhận trên Hệ thống;
b.1.3) Chuyển thông tin các tờ khai nhập khẩu (nếu có) trên Hệ thống sang cảng lưu hàng mới thông qua chức năng IX.1.F “Chuyển địa điểm giám sát
b.1.4) Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng lưu hàng cũ đã thực hiện trao đổi, kết nối với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan thì thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực cổng cảng tại cảng lưu hàng cũ thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập) trên Hệ thống.
b.2) Công chức giám sát tại cảng lưu hàng mới
Khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng lưu hàng mới, công chức giám sát thực hiện:
- Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong giữa hàng hóa và Biên bản bàn giao, nếu hàng hóa đảm bảo nguyên trạng thì thực hiện xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, 01 bản trả hãng tàu, 01 bản để lưu và thông báo trong nội bộ Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI;
- Trường hợp Hệ thống có chức năng Biên bản bàn giao điện tử, công chức giám sát xác nhận hàng đến cảng lưu hàng mới trên Hệ thống.
c) Doanh nghiệp kinh doanh cảng lưu hàng cũ và lưu hàng mới thực hiện quy trình get in và get out hàng hóa theo đúng thực tế phát sinh tại cảng.
Tổng cục Hải quan trả lời Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3914/TCHQ-TXNK năm 2017 trả lời đơn đề nghị xin cấp mã HS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 3248/TCHQ-GSQL năm 2017 triển khai công tác kiểm tra, giám sát hải quan cho chuyến bay quốc tế không thường xuyên tại Cảng hàng không Thọ Xuân - Thanh Hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2635/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Luật Hải quan 2014
- 6 Công văn 5872/TCHQ-GSQL năm 2014 hướng dẫn khai thông tin khu vực cảng dỡ hàng trên Hệ thống Emanifest do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1 Công văn 5872/TCHQ-GSQL năm 2014 hướng dẫn khai thông tin khu vực cảng dỡ hàng trên Hệ thống Emanifest do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 2635/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 3248/TCHQ-GSQL năm 2017 triển khai công tác kiểm tra, giám sát hải quan cho chuyến bay quốc tế không thường xuyên tại Cảng hàng không Thọ Xuân - Thanh Hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 3914/TCHQ-TXNK năm 2017 trả lời đơn đề nghị xin cấp mã HS do Tổng cục Hải quan ban hành