BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4042/BTP-PLHSHC | Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Trả lời Công văn số 1984/TCHQ-PC ngày 23/4/2012 của Tổng cục Hải quan về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan trong hoạt động hóa chất, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Điểm a khoản 5 Điều 9 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất. Tuy nhiên, Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 chưa quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vừa nêu trên và Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả này, do đó, theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 15 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan cần chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để tiến hành xử phạt.
Trên đây là ý kiến trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan trong hoạt động hóa chất; xin chuyển Tổng cục Hải quan nghiên cứu.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 2 Công văn 1410/TCHQ-PC về việc vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
- 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 5 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002