Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4072/LĐTBXH-KHTC
V/v Đề xuất chỉ tiêu việc làm, giảm nghèo và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phúc đáp công văn số 7014/BKHĐT-LĐVX ngày 08/10/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề xuất chỉ tiêu việc làm, giảm nghèo và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Kế hoạch 2016-2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia một số ý kiến như sau:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề xuất chỉ tiêu việc làm, giảm nghèo và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Kế hoạch 2016-2020.

2. Một số ý kiến tham gia cụ thể:

2.1. Về hiện trạng sử dụng chỉ tiêu giảm nghèo, việc làm và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm giai đoạn 2011-2015

- Điểm 1.2. Đối với chỉ tiêu tạo việc làm:

+ Bổ sung vào cuối dòng 14 trang 3 từ trên xuống như sau: “…, bao gồm số lao động được tạo việc làm do tăng thêm số vị trí việc làm và số lao động được tạo việc làm do thay thế vị trí làm việc để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu Quốc hội giao giai đoạn 2011 - 2015.

+ Đề nghị bổ sung về hạn chế như sau: Trong thời gian qua, chỉ tiêu tạo việc làm hàng năm bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thu thập, tính toán và công bố số liệu hàng năm, không bảo đảm tính so sánh quốc tế...

- Điểm 1.3. Đối với chỉ tiêu lao động qua đào tạo

+ Đề nghị bổ sung vào dòng thứ 19 từ dưới lên trang 3 như sau: Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 (Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Đề nghị sửa đoạn từ dòng thứ 19 đến dòng thứ 14 từ dưới lên tại trang 3 như sau: “Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các chiến lược này được tổng hợp gồm lao động đã qua đào tạo từ 3 tháng trở lên (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học) và dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia, công nhân kỹ thuật không bằng (gồm lao động được đào tạo trong doanh nghiệp, lao động có kinh nghiệm trong các làng nghề,...)”.

+ Dòng thứ 3 từ dưới lên tại trang 3 đề nghị bổ sung như sau “...lao động qua đào tạo nghề dưới 3 tháng và công nhân kỹ thuật không có bằng cấp, chứng chỉ”.

+ Bảng số liệu tỷ lệ lao động qua đào tạo các năm 2010-2014 (trang 4) đề nghị sửa như sau: Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2012 đạt 45,23%; năm 2013 đạt 47,4% và ước năm 2014 đạt 49%.

2.2. Về đề xuất hướng sử dụng chỉ tiêu giảm nghèo, việc làm và tỷ lệ lao động qua đào tạo trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm giai đoạn 2016 -2020

- Điểm 2.2. Đối với Chỉ tiêu giảm nghèo:

+ Thống nhất như đề xuất trong dự thảo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Dòng thứ 6 từ dưới lên trang 4 bỏ đoạn “… hàng năm (theo chuẩn nghèo... chỉ số giá tiêu dùng hàng năm) để tránh trùng lặp.

- Điểm 2.3. Đối với chỉ tiêu việc làm:

+ Thống nhất sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” theo phương án 1 của dự thảo Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, đề nghị Tổng cục Thống kê cần nghiên cứu kỹ để đưa ra khái niệm chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế và phản ánh đúng thực chất về thất nghiệp ở Việt Nam hơn (ví dụ: loại bỏ đối tượng tự sản tự tiêu ra khỏi nhóm có việc làm...).

- Điểm 2.4. Đối với chỉ tiêu lao động qua đào tạo: Đề nghị sửa đoạn “Tỷ lệ lao động qua đào tạo... chiến lược phát triển KTXH 2011 - 2020” (trang 6) thành “Tỷ lệ lao động qua đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp phản ánh đầy đủ hơn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nước ta và phù hợp với các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020”.

2.3. Về một số trở ngại trong việc áp dụng theo hướng đề xuất nói trên

- Điểm 3.1. Đối với chỉ tiêu giảm nghèo

Đề nghị bổ sung vào cuối dòng thứ 10 từ trên xuống tại trang 7 như sau: “Tuy nhiên, số hộ thoát nghèo sẽ bền vững hơn và không còn tình trạng sau mỗi kỳ 5 năm tổng rà soát theo điều chỉnh chuẩn nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo lại tăng thêm như các giai đoạn trước đây.

- Điểm 3.2. Đối với chỉ tiêu việc làm: Đề nghị bổ sung vào dòng thứ 23 từ trên xuống tại trang 7 như sau: thất nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có tỷ trọng lao động trong nông nghiệp tự sản tự tiêu lớn (hiện nay một số nước đã áp dụng)”.

- Điểm 3.3. Đối với chỉ tiêu lao động qua đào tạo: Đề nghị bỏ đoạn từ dòng thứ 6 đến dòng thứ 4 từ dưới lên tại trang 7.

2.4. Về Kiến nghị

Về công tác tuyên truyền, giải thích khi sử dụng các chỉ tiêu cho giai đoạn mới đề nghị giao cho Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, các Tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu thực hiện vì nội dung này liên quan đến cách thức, phương pháp thống kê.

3. Ngoài ra, theo khuyến cáo của Tổ chức ILO đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì chỉ tiêu “Tỷ lệ thất nghiệp” không thể hiện được đầy đủ tình trạng của thị trường lao động nên cần bổ sung chỉ tiêu: “Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động” và “Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn”. Đồng thời, để phục vụ cho việc hoạch định chính sách và công tác điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị quý Bộ nghiên cứu, bổ sung 3 chỉ tiêu khác gồm: “Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế”, “Năng suất lao động”, “Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số (ILO gọi là Tỷ số việc làm trên dân số). 5 chỉ tiêu này cùng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp sẽ đảm bảo phản ánh đúng thị trường lao động nước ta hiện nay.

Trên đây là một số ý kiến tham gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quý Bộ nghiên cứu./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa