BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4125/BYT-TTrB | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các đơn vị là thành viên BCĐ 389 Bộ Y tế; |
Ngày 29 tháng 4 năm 2021, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia đã ban hành báo cáo số 106/BC-VPTT về kết quả thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018). Tại văn bản nói trên, cùng với việc đánh giá tình hình, nhận xét về những kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo cũng đã chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân những tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thành viên BCĐ 389 Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố (gọi chung là đơn vị, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu cấp có thẩm quyền và chủ động triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp tục thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.
2. Cùng với việc triển khai thực hiện các biện pháp như đã nêu, các đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tiếp theo; tiếp tục rà soát, xử lý những khó khăn, vướng mắc, chủ động nắm chắc tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm cần tập trung đấu tranh, tăng cường phối hợp liên ngành, liên cơ quan trong thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tại từng đơn vị, địa phương cùng với việc thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Y tế, Sở Y tế cần chủ động tăng cường tự thanh tra, kiểm tra nội bộ về công tác cấp các loại giấy phép trong quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh tình trạng bảo kê, móc nối, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Tiếp tục triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.
4. Phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng, các hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, kịp thời đưa ra các khuyến cáo, dấu hiện nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu, gian lận thương mại đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Trong quá trình thực hiện cần tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu, gian lận thương mại đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Thường xuyên cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Bộ Y tế, Sở Y tế, của đơn vị để mọi người dân biết.
6. Phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống thuốc giả với các nước có chung đường biên giới, các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Tham gia các Dự án, tổ chức hoạt động trong khu vực (chia sẻ thông tin), toàn cầu liên quan đến phòng chống thuốc giả.
7. Các đơn vị chủ động rà soát các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình, đề xuất thực hiện và chủ động triển khai thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc được nêu tại Mục 3.3 trong báo cáo số 438/BC-VPTT ngày 13/11/2019 và Mục 4.3 trong báo cáo số 106/BC-VPTT ngày 29/4/2021 của Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia (gửi kèm theo).
Nhận được văn bản này, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo về Bộ Y tế (Qua Thanh tra Bộ - TT Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế)./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2106/BYT-KH-TC năm 2018 về tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế do Bộ Y tế ban hành
- 2 Kế hoạch 11/KH-BYT năm 2021 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý do Bộ Y tế ban hành
- 3 Kế hoạch 269/KH-BYT về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 3748/VPCP-V.I năm 2021 về kết quả thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 729/BYT-TTrB năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế do Bộ Y tế ban hành
- 6 Công văn 2377/BYT-QLD năm 2022 về tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa Methanol được mua, bán tại các cơ sở kinh doanh dược do Bộ Y tế ban hành
- 7 Công văn 784/TTrB-P1 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu năm 2022 do Thanh tra Bộ Y tế ban hành