Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỉA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 4131/BYT-TCDS
Về việc Hướng dẫn giải quyết chế độ đối với cán bộ dân số cấp xã phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2010

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí giải quyết chế độ đối với cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) xã, phường, thị trấn phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc

1.1. Những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng chế độ nghỉ việc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Bắt đầu làm công tác dân số từ ngày 14 tháng 5 năm 2008 trở về trước (thời điểm ký Thông tư số 05/2008/TT/BYT) và phải nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã từ ngày 14 tháng 5 năm 2008 trở về sau này (nếu phải nghỉ việc công tác dân số cấp xã trước ngày 14 tháng 5 năm 2008 thì không phải do nguyên tắc sắp xếp lại tổ chức, nên không được hưởng chế độ theo Quyết định số 612/QĐ-TTg);

b) Có đủ 3 năm (36 tháng) trở lên làm công dân số cấp xã;

c) Không đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng thành viên chức làm công tác dân số cấp xã;

Sau khi nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã, nếu làm cộng tác viên dân số ở thôn, bản, làng thì vẫn được giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc.

d) Không được bố trí làm công tác khác tại xã (được ghi cụ thể tại mục Hướng dẫn ghi bản khai cá nhân)

1.2. Những trường hợp sau đây không được giải quyết chế độ nghỉ việc:

a) Là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được hưởng lương theo ngạch bậc lương, làm công tác dân số xã;

b) Là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng làm công tác dân số cấp xã;

c) Cán bộ dân số cấp xã không đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng thành viên chức nhưng nếu được chấp thuận cho đi học để tuyển dụng làm công tác dân số thì không được giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc.

2. Cách tính thời gian công tác và số tiền được hưởng hỗ trợ nghỉ việc

2.1. Nếu tham gia công tác liên tục: tính từ khi bắt đầu làm công tác dân số tại xã đến khi nghỉ việc (tính theo tháng, năm).

Ví dụ: ông Nguyễn Văn A làm công tác dân số cấp xã từ tháng 2/2000 đến hết tháng 8/2009 và phải nghỉ việc từ tháng 9/2009. Thời gian công tác của ông Nguyễn Văn A là 8 năm 7 tháng.

2.2. Nếu tham gia công tác gián đoạn: cộng thời gian công tác của các thời kỳ tính theo tháng, năm làm công tác dân số tại xã.

Ví dụ: bà Trần Thị B làm công tác dân số cấp xã qua ba thời kỳ;

Từ tháng 6/1998 đến hết tháng 5/2000, thời gian công tác là 24 tháng,

Từ tháng 6/2003 đến hết tháng 7/2004, thời gian công tác là 14 tháng,

Từ tháng 3/2008 đến hết tháng 5/2010, thời gian công tác là 27 tháng.

Cộng thời gian công tác của bà Trần Thị B là: 24 tháng + 14 tháng + 27 tháng = 65 tháng (5 năm 5 tháng).

Khi tính thời gian để hưởng hỗ trợ nghỉ việc, nếu có tháng lẻ từ một tháng đến tròn sáu tháng thì được tính tròn là nửa năm; từ trên sáu tháng đến tròn 12 tháng thì được tính tròn là một năm.

2.3. Số tiền được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc: bằng 350.000 đồng/mỗi năm công tác nhân với tổng thời gian công tác tính theo năm.

Ví dụ:

-Ông Nguyễn Văn A thời gian được tính tròn là 9 năm, số tiền được hưởng là: 350.000 đồng/mỗi năm công tác x 9 năm = 3.150.000 đồng.

- Bà Trần Thị B thời gian được tính tròn là 5,5 năm, số tiền được hưởng là: 350.000 đồng/mỗi năm công tác x 5,5 năm = 1.925.000 đồng.

2.3. Số tiền được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc: bằng 350.000 đồng/mỗi năm công tác nhân với tổng thời gian công tác tính theo năm.

Ví dụ: Số tiền ông Nguyễn Văn A được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc là 350.000 đồng/mỗi năm công tác * 9 năm = 3.150.000 đồng.

- Số tiền bà Trần Thị B được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc là 350.000 đồng/mỗi năm công tác * 5,5 năm = 1.925.000 đồng

3. Trình tự, thủ tục và trách nhiệm thực hiện

3.1. Cán bộ dân số cấp xã phải nghỉ việc

Viết bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã theo Mẫu số 1 đính kèm theo hướng dẫn này.

3.2. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Thông báo và hướng dẫn cán bộ dân số cấp xã phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức viết bản khai cá nhân.

- Tiếp nhận, kiểm tra và xác nhận vào bản khai cá nhân, gửi hồ sơ về Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện.

3.3. Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện

- Tiếp nhận, kiểm tra và xác nhận vào bản khai cá nhân.

- Lập danh sách những trường hợp có đủ điều kiện được chế độ hỗ trợ nghỉ việc gửi hồ sơ về Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh (Mau số 2 đính kèm)

- Làm các thủ tục tiếp nhận kinh phí, thanh quyết toán, trực tiếp chi trả cho cán bộ được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc.

3.4. Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh

- Thẩm định hồ sơ, bảng tổng hợp về cán bộ dân số cấp xã được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc của các Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện.

- Lập danh sách những trường hợp có đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc (Mẫu số 3 đính kèm)

- Báo cáo Sở Y tế tình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc cho đối tượng.

4. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí chi trả chế độ hỗ trợ nghỉ việc đối với cán bộ dân số cấp xã theo Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 6/5/2010. Ngoài ra, tùy theo khả năng kinh phí và điều kiện cụ thể đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bổ sung thêm kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ dân số xã phải nghỉ việc từ dự toán chi ngân sách địa phương.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc giải quyết hỗ trợ nghỉ việc tính đến hết ngày 31/12/2010 đối với cán bộ dân số cấp xã theo Quyết định số 612/QĐ-TTg.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản gửi về Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) để giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính
- Bộ trưởng, Các Thứ trưởng;
- Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố;
- Vụ KHTC, Vụ TCCB
- Lưu: VT, TCDS (10)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Thủy

 

HƯỚNG DẪN GHI BẢN KHAI CÁ NHÂN

(a) Hiện đang cư trú: Ghi địa chỉ cư trú tại số nhà, thôn, xã, huyện, tỉnh để liên lạc (không nhất thiết là có hay không đăng ký tạm trú) và ghi số điện thoại (nếu có).

(b) Thời điểm nghỉ việc làm công tác DS-KHHGĐ: Ghi đúng ngày tháng năm nghỉ việc.

(c) Công tác khác tại xã bao gồm cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

Theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 23/10/2003 của Chính phủ trước đây:

1. Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy cấp xã (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng); Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

2. Công chức cấp xã bao gồm: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng – Thống kê; Địa chính – Xây dựng; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội.

3. Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm: Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng ủy; Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Cán bộ kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Cán bộ lao động thương binh và xã hội; Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Thủ quỹ - văn thư – lưu trữ; Cán bộ phụ trách đài truyền thanh; Cán bộ quản lý nhà văn hóa; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Và theo quy định cụ thể từng tỉnh trong việc thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

 

(MẪU SỐ 1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỉA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc theo Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ

Kính gửi: (Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn).............................

Tôi tên là: ................................................................nam (nữ).........................

Ngày, tháng, năm sinh:..........................................................................

Hộ khẩu thường trú tại:..................................................................................

Hiện đang cư trú tại (a)

1. Có thời gian làm công tác DS-KHHGĐ như sau:

Từ tháng... năm...

đến tháng.... năm....

Là cán bộ dân số xã

Số tháng năm công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng thời gian làm công tác DS-KHHGĐ: ....năm... tháng

2. Thời điểm nghỉ việc làm công tác DS-KHHGĐ: ngày..... tháng.... năm 20... (b)

3. Sau khi nghỉ việc, tôi không được bố trí làm cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (c)

4. Các giấy tờ có liên quan gửi kèm theo:

...................................................................................................................................................................................................................................................

Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết hỗ trợ nghỉ việc cho tôi theo quyết định 612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Xác nhận bản khai cá nhân của ông/bà

...................................................

là đúng sự thật

...., ngày... tháng..... năm 201
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ngày ... tháng... năm 201...
Ủy ban nhân dân xã
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày...tháng.... năm 201...
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 2

Chi cục:..............................
Trung tâm DS-KHHGĐ
huyện........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỉA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DS-KHHGĐ CẤP XÃ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ NGHỈ VIỆC DO SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Tên xã

Năm sinh

Thời gian công tác

Số tiền

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

... ngày... tháng.... năm
Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

(MẪU SỐ 3)

Sở y tế:..............................
Chi cục DS-KHHGĐ......
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỉA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DS-KHHGĐ CẤP XÃ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ NGHỈ VIỆC DO SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Tên Huyện

Thời gian công tác

Số tiền

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

... ngày... tháng.... năm
Chi cục trưởng chi cục DS-KHHGĐ
(Ký và ghi rõ họ tên)