BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 414/TCT-PC | Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc của một số Cụm Thuế về xử phạt vi phạm hành chính về nộp phí bảo vệ môi trường. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 1, Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.”
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.”
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:
“1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn.”
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP):
“Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nợ đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp”.
Căn cứ quy định nêu trên, từ ngày Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về nộp phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP , Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) đã nêu trên. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm về nộp phí bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Tổng cục Thuế hướng dẫn để Cục Thuế biết./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 2 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 3 Công văn 4887/TCT-CS năm 2015 giải đáp vướng mắc chính sách thuế về nộp phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác khoáng sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 5 Công văn 523/TCT-DNL hướng dẫn gia hạn nộp phí bảo vệ môi trường do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn số 2296/BTC-CST về việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 4887/TCT-CS năm 2015 giải đáp vướng mắc chính sách thuế về nộp phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác khoáng sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 523/TCT-DNL hướng dẫn gia hạn nộp phí bảo vệ môi trường do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn số 2296/BTC-CST về việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành