- 1 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 2 Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4 Quyết định 2289/QĐ-TTg năm 2020 về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 6 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 9 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2022 về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4155/BKHĐT-ĐTNN | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các Bộ và cơ quan ngang Bộ; |
Thực hiện quy định tại Điều 92 và Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư (XTĐT) năm 2024 như sau:
1. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT năm 2024
Những tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chịu nhiều khó khăn, bất ổn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu, xung đột địa chính trị tại Châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 sẽ suy giảm dẫn đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển sẽ giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Đây sẽ là những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Việt Nam.
Nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức nêu trên, tạo sự ổn định tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, công tác xây dựng chương trình XTĐT năm 2024 cần bám sát các định hướng sau:
(i) Tập trung thực hiện các định hướng, mục tiêu chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Quy hoạch tổng thể Quốc gia; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(ii) Bám sát quan điểm chỉ đạo về định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị; Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; các chương trình hành động của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 20301; Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 20302; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 20503; Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 20304.
(iii) Các hoạt động XTĐT cần tập trung để thực hiện mục tiêu 03 đột phá chiến lược: đổi mới thể chế, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực và hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông. Triển khai hiệu quả công tác XTĐT tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư, coi đây là giải pháp then chốt nâng cao hiệu quả XTĐT.
(iv) Thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn; đặc biệt một số ngành, lĩnh vực mới như công nghiệp bán dẫn, hydrogen, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng mối liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để tạo sự lan tỏa, giá trị gia tăng cao.
(v) Rà soát thông tin về tình hình đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đảm bảo đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.
(vi) Chủ động đưa ra những chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, phù hợp nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư hiện hữu, duy trì sức cạnh tranh và hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, thu hút và khuyến khích các dự án lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu5.
(i) Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, các địa phương lựa chọn ưu tiên những ngành, lĩnh vực và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động XTĐT quốc gia và của Vùng, địa phương. Không để xảy ra tình trạng tổ chức xúc tiến tràn lan, dàn trải, cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút đầu tư giữa các địa phương.
(ii) Lựa chọn ưu tiên những ngành, lĩnh vực dự án mà Việt Nam có lợi thế về các chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
(iii) Xây dựng chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, dự án trên cơ sở kết quả đầu ra như giá trị gia tăng, sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cấp độ trong chuỗi cung ứng...
(iv) Cập nhật, rà soát các quy định mới về đất đai, năng lượng, nguồn nhân lực và các hạ tầng kỹ thuật, giao thông... để đảm bảo các khu, cụm công nghiệp có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận các dự án đầu tư mới.
(v) Từng bước đổi mới công tác XTĐT theo hướng chuyên nghiệp, thực chất, hiệu quả, có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm và tầm nhìn dài hạn. Định vị các lĩnh vực và các ngành tiềm năng để chủ động tiếp cận, mời gọi nhà đầu tư vào địa bàn. Thường xuyên đối thoại với các nhà đầu tư hiện hữu để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp qua đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Biểu mẫu đề xuất chương trình XTĐT Quốc gia và dự kiến chương trình XTĐT của Bộ, ngành, địa phương năm 2024 thực hiện theo quy định tại Phụ lục C, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
4. Tiến độ xây dựng chương trình XTĐT năm 2024
Đề nghị quý Cơ quan gửi đề xuất các hoạt động thuộc chương trình XTĐT Quốc gia và dự kiến chương trình XTĐT của Bộ, ngành, địa phương năm 2024 đồng thời bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 6 năm 2023. Các đề xuất gửi sau thời hạn trên sẽ không được tổng hợp vào chương trình XTĐT của năm 2024 theo đúng quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
2 Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
3 Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050
4 Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
5 Từ ngày 01/01/2024, Thuế tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, được hơn 140 quốc gia đồng thuận sẽ chính thức có hiệu lực.
- 1 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh
- 2 Công văn 6434/BKHĐT-ĐTNN năm 2019 về hướng dẫn xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Công văn 3013/BKHĐT-ĐTNN năm 2021 về xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành