- 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- 3 Luật Hải quan 2014
- 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 5 Công văn 3376/TCHQ-GSQL năm 2021 về kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 6251/TCHQ-GSQL năm 2018 về kiểm tra thực tế địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới đề nghị công nhận do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 6806/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa từ cảng về địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Công văn 4089/GSQL-GQ4 năm 2018 về đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4195/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2021 |
Kính gửi: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
(địa chỉ: số 31 Tú Xương, P.7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được Đơn của Bà liên quan đến việc Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tạm dừng, không cho xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee”. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Căn cứ pháp lý để Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 3376/TCHQ- GSQL ngày 05/7/2021:
- Nhãn hiệu “Trung Nguyên”, “G7 Coffee” được cơ quan hải quan chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại công văn số 2150/GSQL-GQ4 ngày 15/9/2017 (được gia hạn tại công văn số 2947/GSQL-GQ4 ngày 06/9/2019), 2293/GSQL-GQ4 ngày 03/6/2020, 1084/GSQL-GQ4 ngày 08/6/2021 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan.
- Căn cứ Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT ngày 11/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao đối với Bản án phúc thẩm số 39/2019/HNGĐ-PT ngày 05/12/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM và Bản án sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST ngày 27/03/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM về vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình giữa Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ Tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 11/03/2021. Theo đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hoàn toàn không còn là cổ đông trong các Công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên sở hữu toàn bộ số cổ phần ghi tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại các Công ty trong Tập đoàn Trung nguyên trong đó có Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên (bao gồm chi nhánh tại Bắc Giang).
Theo Giấy xác nhận kết quả thi hành án số 9233/GXN-THADS ngày 21/5/2021 của Cục thi hành án dân sự TP.HCM, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thi hành xong toàn bộ nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo và không còn phải thi hành thêm bất kỳ nội dung nào khác theo Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án số 416/QĐ-CTHADS ngày 13/5/2021.
- Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì “Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.”
- Căn cứ quy định tại Điều 349 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm thì “Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.”
- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Căn cứ ý kiến của Tổng cục Quản lý thị trường tại công văn số 1194/TCQLTT-CSPC ngày 10/6/2021, tranh chấp hôn nhân gia đình có liên quan đến quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ, cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền sẽ xem xét đơn yêu cầu xử lý và giải quyết theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.
- Căn cứ ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ tại công văn số 5429/SHTT-TTKN ngày 11/6/2021, quyền sở hữu đối với tài sản của Công ty CP đầu tư Trung Nguyên, trong đó bao gồm quyền sở hữu các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” không còn ở tình trạng tranh chấp. Do đó, các hành vi sử dụng nhãn hiệu có phần chữ “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” đã được bảo hộ về SHTT theo Quy định của pháp luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà không được Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên cho phép bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu.
- Căn cứ ý kiến của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Quyết định số 02/2021/QĐĐHĐCĐ-TNHT ngày 27/5/2021 về việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2021, cụ thể, tại Điều 1 Quyết định này quy định:
- “Giao Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc được quyền thay mặt và nhân danh Công ty CP đầu tư Trung Nguyên quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Chi nhánh Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chịu trách nhiệm thực hiện ngay việc ổn định và tổ chức lại hoạt động sản xuất của nhà máy tại Bắc Giang.
- Giao Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và/hoặc các đại diện được ủy quyền hợp pháp của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên được quyền liên hệ với Ủy ban nhân dân, cơ quan Công an, Ban quản ký các khu công nghiệp và các cấp chính quyền tại tỉnh Bắc Giang yêu cầu hỗ trợ giải quyết và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân chiếm giữ trái phép tài sản của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên; các hành vi cản trở hoạt động bình thường của người quản lý doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quyền quản lý, điều hành hoạt động sản xuất tại nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang.”
Căn cứ các quy định dẫn trên, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 3376/TCHQ-GSQL ngày 05/7/2021 để áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” là đúng quy định của pháp luật và thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
2. Đối với kiến nghị về thực hiện thủ tục xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê mang nhãn hiệu “Trung Nguyên”, “G7 Coffee”:
- Căn cứ quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu “Trung Nguyên”, “G7 Coffee” thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên.
- Căn cứ quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 Luật Hải quan, cơ quan hải quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ quy định trên, sản phẩm cà phê sử dụng nhãn hiệu “Trung Nguyên”, “G7 Coffee” do Chi nhánh Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang sản xuất được xuất khẩu bởi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được chủ sở hữu quyền cho phép sử dụng nhãn hiệu hoặc sản phẩm đã được đưa ra thị trường nội địa một cách hợp pháp theo quy định. Hiện nay, cơ quan hải quan đang thực hiện thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật trong thời gian tạm dừng. Căn cứ kết quả kiểm tra, giám định để xác định hàng hóa có hay không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cơ quan hải quan sẽ thông báo cho Bà kết quả xử lý trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan trả lời để Bà Lê Hoàng Diệp Thảo được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 6251/TCHQ-GSQL năm 2018 về kiểm tra thực tế địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới đề nghị công nhận do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 6806/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa từ cảng về địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 4089/GSQL-GQ4 năm 2018 về đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành