BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/HTQTCT-HT | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2017 |
Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh tại một số địa phương người dân phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện” đóng góp một khoản tiền cho ngân sách địa phương mới được giải quyết đăng ký khai sinh cho con thứ 3 trở lên. Kết quả kiểm tra, xác minh tại một số địa phương (được phản ánh) cho thấy, sự việc báo chí phản ánh là có thực, các địa phương này cho biết đây là một trong những biện pháp được chính quyền địa phương áp dụng nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hộ tịch, quốc tịch chứng thực có ý kiến như sau:
1. Việc Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu người dân phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện” đóng một khoản tiền mới được đăng ký khai sinh đối với những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên là trái với quy định pháp luật hiện hành. Bởi quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân (dân sự) cơ bản nhất của trẻ em đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ở Việt Nam, quyền được khai sinh được khẳng định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật (Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 13 Luật trẻ em năm 2016; Điều 6, Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014).
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì một trong những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là “chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. Mặc dù, Điều 1 của Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định một trong những “quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản” là “sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”, nhưng Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 (thay thế Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em) không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sinh con thứ 3 trở lên.
2. Để bảo đảm quyền được đăng ký khai sinh của trẻ em, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố:
- Chỉ đạo cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện đúng quy định pháp luật và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký khai sinh cho trẻ em; không được có bất cứ hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật và quy định của địa phương về đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký khai sinh nói riêng, nếu phát hiện có sai phạm đề nghị chấn chỉnh kịp thời. Trường hợp địa phương (Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp) ban hành văn bản dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu tiền của người dân liên quan đến việc đăng ký khai sinh do sinh con thứ 3 trở lên, đề nghị Sở Tư pháp có đề xuất bãi bỏ để bảo đảm phù hợp quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của công dân, của trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, bảo đảm việc thực hiện các chính sách, pháp luật về dân số không làm ảnh hưởng đến quyền được đăng ký khai sinh của trẻ em.
Trên đây là ý kiến của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực xin gửi, đề nghị Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan đăng ký hộ tịch địa phương thực hiện thống nhất./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1206/CNTT-PM năm 2019 về hướng dẫn cập nhật thông tin ngày khai tử trên các phần mềm nghiệp vụ do Trung tâm Công nghệ thông tin ban hành
- 2 Công văn 1683/BTP-HTQTCT năm 2019 hướng dẫn về việc thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con có yếu tố nước ngoài do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Công văn 424/HTQTCT-CT năm 2017 về xác minh tính xác thực của Giấy khai sinh do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 4 Luật trẻ em 2016
- 5 Bộ luật dân sự 2015
- 6 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công An - Bộ Y tế ban hành
- 7 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Luật Hộ tịch 2014
- 9 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 11 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008
- 12 Nghị định 114/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em
- 13 Pháp lệnh dân số năm 2003
- 1 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công An - Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 424/HTQTCT-CT năm 2017 về xác minh tính xác thực của Giấy khai sinh do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 4 Công văn 1683/BTP-HTQTCT năm 2019 hướng dẫn về việc thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con có yếu tố nước ngoài do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Công văn 1206/CNTT-PM năm 2019 về hướng dẫn cập nhật thông tin ngày khai tử trên các phần mềm nghiệp vụ do Trung tâm Công nghệ thông tin ban hành
- 6 Công văn 218/HTQTCT-HT năm 2017 hướng dẫn thủ tục đăng ký lại khai sinh do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 7 Công văn 1308/HTQTCT-HT năm 2016 về đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành