- 1 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 2 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- 3 Thông tư 18/2018/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Công văn 763/TCHQ-PC năm 2020 về hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Công văn 1512/TCHQ-PC năm 2020 hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 2601/TCHQ-PC năm 2020 xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4241/TĐC-QLCL | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Phúc đáp Công văn số 6903/TCHQ-PC ngày 04/11/2019 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có ý kiến như sau:
Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 và các Khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”. Cụ thể:
- Khoản 3 Điều 7 quy định “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và phải giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”;
- Khoản 4 Điều 8 quy định “Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa.”
- Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định “Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.”
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 18/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa mà nhãn hàng hóa không ghi đủ hoặc ghi không đúng một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn tùy theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP trừ trường hợp, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan. Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện ghi nhãn trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp hàng hóa ở cửa khẩu hải quan có nhãn chưa đầy đủ các nội dung bằng tiếng Việt theo quy định thì chưa được xác định là vi phạm về nhãn hàng hóa. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm ghi nhãn phụ bổ sung đầy đủ các nội dung bắt buộc còn thiếu bằng tiếng Việt khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Trên đây là ý kiến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi Tổng cục Hải quan. Trong quá trình thông quan, trường hợp nghi ngờ về gian lận thương mại trong ghi nhãn hàng hóa hoặc có vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 43/2018/NĐ-CP, đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục cung cấp thông tin về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để phối hợp giải quyết./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 763/TCHQ-PC năm 2020 về hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 1512/TCHQ-PC năm 2020 hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2601/TCHQ-PC năm 2020 xử lý hàng hóa nhập khẩu vi phạm về ghi nhãn do Tổng cục Hải quan ban hành