UBND TỈNH LONG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425/SXD-XD | Tân An, ngày 10 tháng 4 năm 2008 |
Kính gởi: | - Các Sở, ban, ngành tỉnh; |
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003-QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
Căn cứ Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND tỉnh Long An về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Long An hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Sở Xây dựng Long An hướng dẫn việc lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An (thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước) như sau:
A. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
Bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
Xem bảng phụ lục số 01 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.
1. Chi phí xây dựng:
1.1. Bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
1.2. Chi phí xây dựng được tính theo một trong bốn phương pháp sau:
- Một là: Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường;
- Hai là: Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;
+ Suất vốn đầu tư tính dựa trên cơ sở tham khảo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố định kỳ hàng quí, hàng năm, nếu vị trí xây dựng phải gia cố đặc biệt về nền móng công trình thì suất đầu tư được cộng thêm khoảng chi phí theo kinh nghiệm của đơn vị tư vấn thiết kế.
- Ba là: Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;
- Bốn là: Kết hợp cả ba phương pháp trên.
2. Chi phí thiết bị:
2.1. Bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan.
2.2. Chi phí thiết bị được tính theo một trong ba phương phương pháp sau:
- Một là: Số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có.
- Hai là: Hoặc tính dựa trên cơ sở tham khảo suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007) công bố kèm theo công văn số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007).
- Ba là: Kết hợp cả hai phương pháp trên.
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
3.1. Bao gồm: Chi phí bồi thường đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, cây trồng trên đất... ; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
3.2. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo: Khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của Nhà nước có liên quan.
4. Chi phí quản lý dự án:
4.1. Bao gồm: Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
4.2. Chi phí quản lý dự án được tính:
- Trên cơ sở tham khảo Định mức chi phí quản lý dự án (công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình).
- Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khai thực hiện công việc. Sau khi dự án được triển khai thực hiện thì khoản chi phí trên sẽ được khấu trừ vào chi phí quản lý dự án.
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
5.1. Bao gồm:
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật;
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,...
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
5.2. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính:
- Trên cơ sở tham khảo Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình (công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình) và các văn bản khác có liên quan.
6. Chi phí khác:
6.1. Bao gồm:
- Lệ phí thẩm định và chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Một số chi phí khác.
6.2. Chi phí khác được tính:
- Bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị;
- Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.
7. Hoặc có thể ước tính tổng ba chi phí: chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác từ 10 - 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
8. Chi phí dự phòng:
8.1. Bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
8.2. Chi phí dự phòng được tính như sau:
Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: Chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:
- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác;
- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng.
8.3. Chỉ số giá xây dựng:
- Dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chỉ số giá được tính dựa trên một trong hai phương pháp sau:
+ Một là: Trên cơ sở tham khảo chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng công bố định kỳ (quí, năm);
+ Hai là: Lập chỉ số giá dựa trên phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng kèm theo văn bản số 1599/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng.
II. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
- Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
- Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt;
III. ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được Điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: Động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;
- Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
- Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư:
- Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
+ Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ đầu tư tự điều chỉnh, sau đó phải báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả điều chỉnh. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình;
+ Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư;
- Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt: Phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.
B. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (SAU ĐÂY GỌI LÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC LẬP CHO TỪNG CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH):
Bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình
- Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình;
- Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án (Xem bảng phụ lục số 3 của văn bản này).
I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH:
(Xem bảng phụ lục số 2 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng).
1. Chi phí xây dựng:
- Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình;
Bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
(Xem bảng phụ lục số 1, 2 của văn bản này).
1.1. Chi phí trực tiếp:
Bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
Được xác định bằng một trong ba phương pháp sau đây:
- Một là: Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp;
- Hai là : Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết;
- Ba là : Kết hợp các phương pháp trên.
1.1.1. Xác định khối lượng:
Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp nội dung công tác xây lắp với đơn giá tổng hợp hoặc đơn giá chi tiết.
1.1.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết:
1.1.2.1. Xác định chi phí nhân công, máy thi công:
Được xác định trên cơ sở tham khảo đơn giá do Sở Xây dựng Long An đã công bố gồm:
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần xây dựng (Văn bản công bố số 30/SXD-XD ngày 08/1/2008);
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần lắp đặt (Văn bản công bố số 31/SXD-XD ngày 08/1/2008);
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần khảo sát xây dựng (Văn bản công bố số 33/SXD-XD ngày 08/1/2008);
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần khảo sát xây dựng các công trình chuyên ngành (Văn bản công bố số 92/SXD-XD ngày 21/1/2008);
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần đơn giá sữa chữa nhà (Văn bản công bố số 32/SXD-XD ngày 08/1/2008);
- Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công (Văn bản công bố số 28/SXD-XD ngày 08/1/2008);
* Nhằm tiết kiệm kinh phí in ấn phát hành, Sở Xây dựng Long An không thực hiện in ấn lại các bộ đơn giá đã được công bố. Các đơn vị sử dụng nội dung phần đơn giá trong các tập đơn giá đã ban hành trước đây (thực hiện theo công văn số 220/SXD-XD ngày 25/2/2008 của Sở Xây dựng Long An về việc hướng dẫn áp dụng bộ đơn giá đã được công bố).
1.1.2.2. Các hệ số điều chỉnh của các bộ đơn giá được công bố:
a). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần xây dựng:
* Chi phí nhân công
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,00 : Hệ số là 1,200
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,10 : Hệ số là 1,238
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,20 : Hệ số là 1,276
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,30 : Hệ số là 1,314
(Địa danh có phụ cấp khu vực: Xem phụ lục số 5 kèm theo văn bản này).
Các hệ số điều chỉnh nêu trên áp dụng cho các loại công tác xây lắp thuộc nhóm I bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (xem phụ lục số 6 kèm theo văn bản này).
- Đối với các công tác xây lắp của các công trình thuộc các nhóm khác của bảng lương A.1.8 thì sau khi đã điều chỉnh theo hệ số nhóm I nêu trên, được nhân tiếp với hệ số điều chỉnh như sau:
+ Thuộc nhóm II : Hệ số là 1,062
+ Thuộc nhóm III: Hệ số là 1,171
* Chi phí máy thi công
- Hệ số điều chỉnh: K = 1,08
b). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần lắp đặt:
* Chi phí nhân công
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,00 : Hệ số là 1,200
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,10 : Hệ số là 1,238
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,20 : Hệ số là 1,276
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,30 : Hệ số là 1,314
(Địa danh có phụ cấp khu vực: Xem phụ lục số 5 kèm theo văn bản này).
Các hệ số điều chỉnh nêu trên áp dụng cho các loại công tác xây lắp thuộc nhóm II bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ (xem phụ lục số 6 kèm theo văn bản này).
- Riêng công tác lắp đặt điện trong công trình thì sau khi đã điều chỉnh theo hệ số nhóm I (Bo/1,062), được nhân tiếp các hệ số điều chỉnh nêu trên.
* Chi phí máy thi công
- Hệ số điều chỉnh : K = 1,08
c). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần khảo sát xây dựng:
- Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công : K = 1,20
- Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công : K = 1,08
Cách tính: (Vật tư + nhân công x 1,20 x 1,70 + Máy x 1,08) x 1,06 = Đơn giá tổng hợp (Chưa có thuế giá trị gia tăng).
d). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần khảo sát xây dựng các công trình xây dựng chuyên ngành:
- Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công : K = 2,568
- Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công : K = 1,458
Cách tính: (Vật tư + nhân công x 2,568 x 1,70 + Máy x 1,458) x 1,06 = Đơn giá tổng hợp.
(Chưa có thuế giá trị gia tăng).
e). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần sửa chữa nhà:
* Chi phí nhân công:
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,00 : Hệ số là 5,072
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,10 : Hệ số là 5,232
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,20 : Hệ số là 5,392
- Nơi phụ cấp khu vực = 0,30 : Hệ số là 5,552
(Địa danh có phụ cấp khu vực: Xem phụ lục số 5 kèm theo văn bản này).
Các hệ số điều chỉnh nêu trên áp dụng cho các loại công tác xây lắp thuộc nhóm I bảng lương A6 Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ (xem phụ lục số 7 kèm theo văn bản này).
- Đối với các công tác xây lắp của các công trình thuộc các nhóm khác của bảng lương A6 thì sau khi đã điều chỉnh theo hệ số nhóm I nêu trên, được nhân tiếp với hệ số điều chỉnh như sau :
+ Thuộc nhóm II : Hệ số là 1,062
+ Thuộc nhóm III,IV: Hệ số là 1,171
* Chi phí máy thi công
- Hệ số điều chỉnh: K = 1,674
f). Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công:
- Hệ số điều chỉnh: K = 1,08
g). Điều chỉnh một số khoản mục chi phí khác: Điều chỉnh chi phí nhân công trong định mức chi phí quy hoạch xây dựng, dự toán chi phí thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng thì thực hiện theo quy định tại thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng.
1.1.2.3. Chi phí vật liệu :
a). Khối lượng vật tư:
Được xác định trên cơ sở tham khảo định mức do Bộ Xây dựng đã công bố gồm:
- Định mức vật tư xây dựng cơ bản (Công văn công bố số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (Công văn công bố số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm (Công văn công bố số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy, thiết bị (Công văn công bố số 1782/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng (Công văn công bố số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng (Công văn công bố số 1780/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần thí nghiệm đường dây điện và trạm biến áp (Công văn công bố số 1781/BXD-VP ngày 16/8/2007);
- Định mức dự toán công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản (Công văn công bố số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007).
b). Giá vật liệu:
- Là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng;
- Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.
- Xác định giá vật liệu: Theo một trong bốn phương pháp sau đây:
+ Một là : Trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp;
+ Hai là: Giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng;
+ Ba là: Giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh;
+ Bốn là: Kết hợp các phương pháp trên;
Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
1.1.3. Xác định đơn giá xây dựng tổng hợp:
- Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết;
- Phương pháp lập đơn giá tổng hợp theo hướng dẫn tại phần II, Phụ lục số 4 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng.
1.1.4. Chi phí trực tiếp khác: Là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế;
- Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công;
- Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.
1.2. Chi phí chung (Xem phụ lục số 4 kèm theo văn bản này):
- Bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác;
- Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.
1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước (Xem phụ lục số 4 kèm theo văn bản này):
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình.
1.4. Thuế giá trị gia tăng:
- Được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí xây dựng trước thuế;
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của các loại vật tư áp dụng theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính, khi nào Nhà nước ban hành quy định mới thì áp dụng quy định mới.
1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước cụ thể như sau:
- Bằng 2% đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác;
- Bằng 1% đối với các công trình còn lại.
2. Chi phí thiết bị:
- Bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh;
- Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.
- Tổng hợp chi phí thiết bị:
(Xem bảng 2.5, phụ lục số 2 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng).
2.1. Chi phí mua sắm thiết bị:
- Bao gồm: Giá mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
- Chi phí mua sắm thiết bị được tính một trong hai phương pháp sau:
+ Một là: Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng;
+ Hai là: Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.
2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ: Được xác định bằng lập dự toán tùy theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.
2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh: Được lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.
3. Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại phần A, mục I, khoản 4, tiết 4.1 của văn bản này;
- Phương pháp tính: Được quy định tại phần A, mục I, khoản 4, tiết 4.2 của văn bản này.
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi phí được quy định tại phần A, mục I, khoản 5, tiết 5.1 của văn bản này;
- Phương pháp tính: được quy định tại phần A, mục I, khoản 5, tiết 5.2 của văn bản này.
· Đối với các công việc tư vấn đầu tư xây dựng chưa có trong định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng, thì chi phí xác định bằng dự toán (Dự toán lập theo hướng dẫn của phụ lục trong định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng);
· Đối với các công trình sửa chữa nhỏ mà không cần có bản vẽ kỹ thuật thi công, chỉ khảo sát và lập dự toán, thì chỉ được tính một khoản chi phí bằng 0.50% x 1.10 = 0.55% trên giá trị dự toán xây lắp trước thuế.
5. Chi phí khác:
- Chi phí khác trong dự toán công trình bao gồm các chi phí được quy định tại phần A, mục I, khoản 6, tiết 6.1 của văn bản này;
- Phương pháp tính: Được quy định tại phần A, mục I, khoản 6, tiết 6.2 của văn bản này.
6. Chi phí dự phòng:
- Là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình, được quy định tại phần A, mục I, khoản 7, tiết 7.1 của văn bản này;
- Phương pháp tính: Được quy định tại phần A, mục I, khoản 7, tiết 7.2 của văn bản này.
II. THẨM QUYỀN THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT:
- Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt;
- Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả thẩm tra;
- Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
III. ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH:
1. Dự toán công trình được Điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại phần A, mục III, khoản 1 của văn bản này;
- Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.
C. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG:
I. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG:
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
2. Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng để xây dựng định mức cho công tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác;
Các định mức này khi sử dụng lập đơn giá để thanh toán cho các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thoả thuận áp dụng.
3. Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.
4. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định ở khoản 1.2 và khoản 1.3 Điều này. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng này.
5. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
6. Sở Xây dựng định kỳ hàng năm tổng hợp gửi những định mức xây dựng đã công bố trong năm về Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng theo dõi, quản lý.
II. QUẢN LÝ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
1. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình xem hướng dẫn tại phụ lục số 4 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng).
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập.
3. Đối với những công trình xây dựng chuyên ngành: các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành rà soát các bộ đơn giá xây dựng chuyên ngành gởi đến Sở Xây dựng để Sở Xây dựng tổng hợp trình UBND tỉnh công bố hệ thống đơn giá xây dựng để tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.
4. Sở Xây dựng hàng tháng công bố giá vật liệu xây dựng (thực hiện theo công văn số 292/UBND-CN ngày 16/1/2008 của UBND tỉnh Long An.
III. QUẢN LÝ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG:
1. Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư, nhà thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố;
- Các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm có thể dựa trên phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng kèm theo văn bản số 1599/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, để xây dựng chỉ số giá xây dựng áp dụng;
2. Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
D. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP:
- Thực hiện theo điều 1, mục 2 của Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1. Đối với những công trình, hạng mục công trình thực hiện theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ, thực hiện như sau:
1.1. Công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thực hiện lập hồ sơ thiết kế - tổng dự toán, dự toán thì dự toán xây dựng công trình và các khoản mục chi phí khác trong tổng dự toán công trình được điều chỉnh theo các nội dung hướng dẫn của văn bản này;
1.2. Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã hoàn tất kết quả đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng, chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán, giá gói thầu theo quy định tại văn bản này;
1.3. Các công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang thì khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/01/2008 được áp dụng điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo quy định tại văn bản này;
Trường hợp khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/01/2008 nhưng trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định nhưng phải phù hợp với tiến độ được duyệt.
2. Đối với những dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình :
2.1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định;
2.2. Các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2006 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư sử dụng chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá để điều chỉnh cơ cấu chi phí trong dự toán xây dựng công trình.
3. Đối với những dự án đầu tư xây dựng có những công trình, hạng mục công trình thực hiện theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ và những công trình, hạng mục công trình tổ chức triển khai thực hiện sau ngày Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Không làm gián đoạn công việc và đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của dự án.
4. Điều chỉnh hợp đồng: chủ đầu tư phải trình cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định việc điều chỉnh giá và hình thức hợp đồng.
E. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG:
1. Văn bản này được áp dụng để lập tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình của các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Văn bản này hủy bỏ và thay thế văn bản số 27/SXD-XD ngày 08/1/2008 của Sở Xây dựng Long An về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Phần thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn.
4. Trong quá trình triển khai áp dụng nếu gặp các vướng mắc thì đề nghị các đơn vị kịp thời thông báo về Sở Xây dựng để xem xét giải quyết /.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC SỐ 1
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (XÂY DỰNG MỚI)
( Kèm theo văn bản số:425/SXD-XD ngày 10/ 04/2008của Sở Xây dựng tỉnh Long An).
CÁC KHOẢN CHI PHÍ | KÝ HIỆU | CÁCH TÍNH |
- Chi phí vật tư | A | Theo thực tế |
- Chi phí nhân công | B | Bo x hệ số theo phụ cấp khu vực tương ứng |
- Chi phí máy thi công | C | Co x 1,08 |
- Chi phí trực tiếp khác | D | ( A+B+C ) x 1,50% |
* TRỰC TIẾP PHÍ | E | A + B + C + D |
- Chi phí chung | F | E x Tỷ lệ quy định |
- Thu nhập chịu thuế tính trước | G | (E+F) x Tỷ lệ quy định |
* CHI PHÍ XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ | H | E + F + G |
- Thuế giá trị gia tăng | I | H x 10% |
* CHI PHÍ XÂY DỰNG SAU THUẾ | J | H + I |
- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. | K | H x Tỷ lệ quy định x 1,10 |
* TỔNG GIÁ TRỊ DTXD | L | K + J |
* GHI CHÚ:
- Bo, Co: Là chi phí nhân công và máy thi công theo Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần xây dựng (Văn bản công bố số 30/SXD-XD ngày 08/1/2008) và Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần lắp đặt (Văn bản công bố số 31/SXD-XD ngày 08/1/2008).
PHỤ LỤC SỐ 2
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (SỬA CHỮA)
( Kèm theo văn bản số:425 /SXD-XD ngày 10/ 4/2008 của Sở Xây dựng tỉnh Long An).
CÁC KHOẢN CHI PHÍ | KÝ HIỆU | CÁCH TÍNH |
- Chi phí vật tư | A | Theo thực tế |
- Chi phí nhân công | B | Bo x hệ số theo phụ cấp khu vực tương ứng |
- Chi phí máy thi công | C | Co x 1,674 |
- Chi phí trực tiếp khác | D | ( A+B+C ) x 1,50% |
* TRỰC TIẾP PHÍ | E | A + B + C + D |
- Chi phí chung | F | E x Tỷ lệ quy định |
- Thu nhập chịu thuế tính trước | G | (E+F) x Tỷ lệ quy định |
* CHI PHÍ XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ | H | E + F + G |
- Thuế giá trị gia tăng | I | H x 10% |
* CHI PHÍ XÂY DỰNG SAU THUẾ | J | H + I |
- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. | K | H x Tỷ lệ quy định x 1,10 |
* TỔNG GIÁ TRỊ DTXD | L | K + J |
* GHI CHÚ:
- Bo, Co: Là chi phí nhân công và máy thi công theo Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Long An - Phần đơn giá sữa chữa nhà (Văn bản công bố số 32/SXD-XD ngày 08/1/2008).
PHỤ LỤC SỐ 3
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
( Kèm theo văn bản số: 425/SXD-XD ngày 10/ 04/2008 của Sở Xây dựng tỉnh Long An).
STT | Khoản mục chi phí | Chi phí Trước thuế | Thuế GTGT | Chi phí Sau thuế |
[1] | [2] | [3] | [4] | [5] |
1 | Chi phí xây dựng |
|
| GXD |
2 | Chi phí thiết bị |
|
| GTB |
3 | Chi phí quản lý dự án |
|
| GQLDA |
4 | Chi tư vấn đầu tư xây dựng |
|
| GTV |
4.1 | Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc |
|
|
|
4.2 | Chi phí thiết kế xây dựng công trình |
|
|
|
….. | …………………………………......…. |
|
|
|
5 | Chi phí khác |
|
| GK |
5.1 | Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ |
|
|
|
5.2 | Chi phí bảo hiểm công trình |
|
|
|
… | ………………………………....…… |
|
|
|
6 | Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) |
|
| GDP |
6.1 | Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh |
|
| GDP1 |
6.2 | Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá |
|
| GDP2 |
| Tổng cộng (1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) |
|
| GXDCT |
PHỤ LỤC SỐ 4
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
( Kèm theo văn bản số:425 /SXD-XD ngày 10/ 4/2008 của Sở Xây dựng tỉnh Long An).
Đơn vị tính: %
TT | Loại công trình | Chi phí chung | Thu nhập chịu thuế tính trước | |
Trên chi phí trực tiếp | Trên chi phí nhân công | |||
1 | Công trình dân dụng | 6,0 | | 5,5 |
Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá | 10,0 | | ||
2 | Công trình công nghiệp | 5,5 | | 6,0 |
Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò | 7,0 | | ||
3 | Công trình giao thông | 5,3 | | 6,0 |
Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa | | 66,0 | ||
4 | Công trình thủy lợi | 5,5 | | 5,5 |
Riêng đào, đắp đất công trình thủy lợi bằng thủ công | | 51,0 | ||
5 | Công trình hạ tầng kỹ thuật | 4,5 | | 5,5 |
6 | Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng | | 65,0 | 6,0 |
* GHI CHÚ: Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.
PHỤ LỤC SỐ 5
ĐỊA DANH CÓ HỆ SỐ PHỤ CẤP KHU VỰC
( Kèm theo văn bản số: /SXD-XD ngày / /2008 của Sở Xây dựng tỉnh Long An).
1. Huyện Tân Hưng | ||
| - Hệ số 0,3: | Xã Hưng Hà, Hưng Điền, Hưng Điền B. |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Vĩnh Thạnh, Hưng Thạnh, Vĩnh Châu A, Vĩnh Đại, Vĩnh Châu B, Vĩnh Lợi, Thạnh Hưng, Vĩnh Bửu. |
2. Huyện Vĩnh Hưng | ||
| - Hệ số 0,3: | Các xã: Thái Bình Trung, Thái Trị, Hưng Điền A, Khánh Hưng. |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Tuyên Bình, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình, Tuyên Bình Tây. |
3. Huyện Mộc Hóa | ||
| - Hệ số 0,3: | Các xã: Thạnh Trị, Bình Tân. |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Tuyên Thạnh, Thạnh Hưng, Tân Lập, Tân Thành, Bình Phong Thạnh, Bình Hòa Đông, Bình Hòa Trung, Bình Thạnh, Bình Hòa Tây, Bình Hiệp. |
4. Huyện Tân Thạnh | ||
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Nhơn Hòa Lập, Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, Bắc Hòa, Tân Thành, Tân Ninh, Nhơn Ninh. |
| - Hệ số 0,1: | Các xã: Kiến Bình, Tân Lập, Nhơn Hòa, Tân Hòa, Tân Bình. |
5. Huyện Thạnh Hóa | ||
| - Hệ số 0,3: | Các xã: Tân Hiệp, Thuận Bình. |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Thuận Nghĩa Hòa, Thạnh Phú, Thạnh Phước. |
| - Hệ số 0,1: | Các xã: Thạnh An Tân Đông, Tân Tây, Thủy Đông, Thủy Tây. |
6. Huyện Đức Huệ |
| |
| - Hệ số 0,3: | Các xã: Mỹ Quý Đông, Mỹ Thạnh Tây. |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Hưng, Bình Hòa Nam, Bình Thành, Bình Hòa Bắc, Mỹ Bình. |
| - Hệ số 0,1: | Các xã: Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Bắc. |
7. Huyện Đức Hòa |
| |
| - Hệ số 0,1: | Xã An Ninh Tây. |
8. Huyện Bến Lức |
| |
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Thạnh Lợi, Thạnh Hòa. |
| - Hệ số 0,1: | Xã Bình Đức. |
9. Huyện Thủ Thừa | ||
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Long Thạnh, Long Thuận, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, |
| - Hệ số 0,1: | Xã Mỹ An. |
10. Huyện Tân Trụ | ||
| - Hệ số 0,1: | Các xã: Tân Phước Tây, Nhựt Ninh. |
11. Huyện Cần Đước | ||
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Tân Chánh, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây. |
12. Huyện Cần Giuộc | ||
| - Hệ số 0,2: | Các xã: Long Hậu, Phước Vĩnh Tây, Đông Thạnh, Long Phụng, Phước Vĩnh Đông, Tân Tập. |
| - Hệ số 0,1: | Xã Phước Lại. |
13. Huyện Châu Thành | ||
| - Hệ số 0,1: | Các xã: Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ. |
PHỤ LỤC SỐ 6
NHÓM MỨC LƯƠNG THEO CÁC LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP CỦA BẢNG LƯƠNG A.1.8.
NHÓM I:
- Mộc, nề, sắt;
- Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường;
- Sơn vôi và cắt lắp kính;
- Bê tông;
- Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay;
- Sửa chữa cơ khí tại hiện trường;
- Công việc thủ công khác.
NHÓM II:
- Vận hành các loại máy xây dựng;
- Khảo sát, đo đạc xây dựng;
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;
- Bảo dưỡng máy thi công;
- Xây dựng đường giao thông;
- Lắp đặt turbine có công suất < 25 MW;
- Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt;
- Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;
- Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt, đường bộ;
- Kéo phà, lắp cầu phao thủ công.
NHÓM III:
- Xây lắp đường dây điện cao thế;
- Xây lắp thiết bị trạm biến áp;
- Xây lắp cầu;
- Xây lắp công trình thủy;
- Xây dựng đường băng sân bay;
- Công nhân địa vật lý;
- Lắp đặt turbine có công suất > 25 MW;
- Xây dựng công trình ngầm;
- Xây dựng công trình ngoài biển;
- Xây dựng công trình thủy điện, công trình đầu mối thủy lợi;
- Đại tu, làm mới đường sắt.
PHỤ LỤC SỐ 7
NHÓM MỨC LƯƠNG THEO CÁC LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP CỦA BẢNG LƯƠNG A6.
NHÓM I:
- Mộc, nề, sắt;
- Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường;
- Sơn vôi và cắt lắp kính;
- Bê tông;
- Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay;
- Sửa chữa cơ khí tại hiện trường;
- Công việc thủ công khác.
NHÓM II:
- Vận hành các loại máy xây dựng;
- Khảo sát, đo đạc xây dựng;
- Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;
- Bảo dưỡng máy thi công;
- Xây dựng đường giao thông;
- Lắp đặt tua bin có công suất < 25 MW;
- Duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đường sắt.
NHÓM III:
- Xây lắp đường dây điện cao thế;
- Xây lắp thiết bị trạm biến áp;
- Xây lắp cầu;
- Xây lắp công trình thủy;
- Xây dựng đường băng sân bay;
- Công nhân địa vật lý;
- Lắp đặt tua bin có công suất > 25 MW.
NHÓM IV:
- Xây dựng công trình ngầm;
- Xây dựng công trình ngoài biển;
- Xây lắp đường dây điện cao thế 500 KV.
- 1 Thông tư 03/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Nghị định 03/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Chính phủ
- 3 Nghị định 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung
- 4 Công văn số 1776/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Công văn số 1777/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Công văn số 1778/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7 Công văn số 1779/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Khảo sát Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Công văn số 1780/BXD–VP về việc công bố định mức dự toán, xây dựng công trình – Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 9 Công văn số 1781/BXD-VP về việc công bố định mức dự toán Xây dựng công trình –Phần thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Công văn số 1782/BXD-VP về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt máy, thiết bị do Bộ Xây dựng ban hành
- 11 Công văn số 1784/BXD-VP về việc công bố Định mức vật tư trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 12 Công văn số 1751/BXD-VP về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 13 Thông tư 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 14 Công văn số 1599/BXD-VP về việc công bố Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 15 Công văn số 1600/BXD-VP về việc công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007) do Bộ Xây dựng ban hành
- 16 Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 17 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 18 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 19 Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 20 Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 21 Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
- 22 Luật xây dựng 2003
- 23 Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp