BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 430/TCQLTT-CNV | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Quản lý thị trường các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố gần Hà Nội có hiện tượng nhiều người dân mua tích trữ các mặt hàng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Đồng thời với tình trạng mặt hàng vật tư, thiết bị y tế bảo vệ sức khỏe dùng cho việc phòng, chống dịch bệnh như nước sát trùng, dung dịch rửa tay... đặc biệt là khẩu trang y tế vẫn khan hiếm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng xảy ra các hiện tượng thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Để góp phần ổn định cung cầu thị trường, bảo đảm quyền lợi của người dân, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường địa phương, đặc biệt là Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc khẩn trương thực hiện các công việc sau đây:
1. Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh trong điều kiện thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh COVID-19;
2. Đặc biệt chú trọng việc phát hiện kịp thời để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng là hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh; trường hợp nếu phát hiện các hành vi nói trên có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật;
3. Các Cục Quản lý thị trường cần bố trí nguồn lực hợp lý, ưu tiên cao cho việc khẩn trương xử lý triệt để số khẩu trang đang tạm giữ, đã tịch thu. Cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngành Y tế, các cơ quan liên quan trên địa bàn để nhanh chóng hoàn thành việc xử lý theo đúng quy định của pháp luật và đồng thời chuẩn bị giải pháp cụ thể để xử lý sổ khẩu trang đang tạm giữ, tịch thu báo cáo với cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm nhanh chóng sử dụng số hàng hóa này phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị kịp thời báo cáo để Tổng cục để thống nhất chỉ đạo./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1326/BHXH-PC năm 2020 tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 1108/LĐTBXH-VP năm 2020 về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 1074/LĐTBXH-VP năm 2020 thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Công văn 1326/BHXH-PC năm 2020 tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 1108/LĐTBXH-VP năm 2020 về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 1074/LĐTBXH-VP năm 2020 thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành