Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4301/VPCP-TH
V/v thực hiện nhiệm vụ CP, TTgCP giao

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Xét báo cáo số 85/BC-TCTTTg ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2019), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo như sau:

1. Về tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết:

Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính tập trung, gấp rút hoàn thành trình ban hành và ban hành các văn bản quy định chi tiết trước khi khai mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIV (danh mục 01 kèm theo). Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, trước Chính phủ nếu để nợ đọng.

2. Về chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Nội vụ, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thiện, trình các Đề án đang nợ quá hạn trước 20/5/2019 (theo công văn đôn đốc số 1206/VPCP-TH ngày 13/5/2019 của Văn phòng Chính phủ).

3. Về các vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ:

a) Các vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ (danh mục 02 kèm theo): Yêu cầu các Bộ xem xét, xử lý ngay trong tháng 5 năm 2019.

b) Các vướng mắc liên quan đến Nghị định, yêu cầu các Bộ:

- Bộ Công Thương đề xuất xử lý các vấn đề sau:

+ Vướng mắc, bất cập tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ, trong đó có vướng mắc về việc quy định các cơ sở lưu trú du lịch đủ điều kiện xếp hạng vẫn phải xin Giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ;

+ Vướng mắc, bất cập tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, trong đó có bất cập về việc quy định doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm (dạng bao gói sẵn) phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và Giấy xác nhận đủ sức khỏe.

Trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định số 105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP, Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn các cơ quan liên quan cắt giảm các thủ tục hành chính, các giấy phép không cần thiết liên quan đến các bất cập nêu trên để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và gia nhập thị trường.

+ Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần rà soát tổng thể các nguyên liệu, vật liệu cung cấp cho sản xuất hoàn chỉnh để bổ sung một số nguyên vật liệu da giày và dệt may vào danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày.

- Bộ Tài chính: Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định 153/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa Asean - Trung Quốc và đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.

- Bộ Y tế: Báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung Chỉ thị số 46/CT-TTg về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới theo hướng không quảng cáo và kinh doanh nước ngọt có ga tại các trường tiểu học. Với các cấp học còn lại, tập trung tuyên truyền, giáo dục về thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm, đặc biệt là tỷ lệ calories để định hướng tiêu dùng.

Đề nghị các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xử lý các vướng mắc, bất cập nêu trên trong tháng 5 năm 2019, bảo đảm việc cải cách hành chính thực chất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg, các PTTg (để b/c);
- Các thành viên Tổ công tác;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ, đơn vị: CN, NN, KGVX, KTTH, TCCV, NC, QHQT, QHĐP, PL, V.I, KSTT, Cổng TTĐTCP;
- Lưu: Văn thư, TH (3b). L

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT NỢ ĐỌNG
(Kèm theo văn bản số: 4301/VPCP-TH ngày 20 tháng 5 năm 2019)

TT

Tên luật

Ngày có hiệu lực

Tên văn bản quy định chi tiết thi hành luật

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Tình hình xử lý

1.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

01/01/2019

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực Giao thông vận tải trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch (khoản 2 Điều 1; khoản 6, khoản 10 Điều 2; khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung)

Bộ Giao thông vận tải

- VPCP đã chuyển ý kiến TVCP đến BGTVT để tiếp thu, chỉnh lý

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến Quy hoạch được ban hành muộn (QH thông qua ngày 20/11/2018), Sau 15 ngày thông qua, TTg có QĐ 1726 ngày 11/12/2018 giao Bộ GTVT chủ trì soạn thảo theo trình tự rút gọn. Bộ GTVT chỉ đạo xây dựng dự thảo NĐ (có 2 tuần dịp tết), ngày 27/2/2019 gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Tư pháp có văn bản ngày 26/3/2019. Ngày 4/4/2019 Bộ GTVT có văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định, trình CP. Ngày 22/4/2019 VPCP lấy ý kiến TVCP.

- Ngày 9/5/2019 VPCP chuyển ý kiến TVCP đến Bộ GTVT để tiếp thu.

2.

Nghị định hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng chống lũ của tuyến sông có đê (khoản 6 và 11 Điều 13; khoản 5 Điều 14).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Ngày 21/01/2019 Bộ NN&PTNT đã có văn bản trình Chính phủ (VPCP nhận ngày 25/01/2019);

- VPCP đã thẩm tra, trình PTTg Trịnh Đình Dũng và có văn bản số 1026/VPCP-NN ngày 01/2/2019 lấy ý kiến các Thành viên CP;

- Ngày 01/3/2019, VPCP nhận được Phiếu ghi ý kiến của 22 TVCP và đã chuyển ý kiến các TVCP để cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, giải trình (VB số 1685/VPCP-NN ngày 01/3/2019).

- Ngày 12/3/2019, Bộ NN&PTNT đã báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các Thành viên CP.

- Ngày 15/3/2019, VPCP đã rà soát, trình PTTg xem xét thông qua; ngày 19/3/2019 PTTg yêu cầu: VPCP kiểm tra lại NĐ này có phù hợp với Luật Quy hoạch không?

- Vụ NN đã lập báo cáo giải trình, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Cao Lục yêu cầu lấy bổ sung ý kiến của các Vụ: PL, CN về sự phù hợp với Luật Quy hoạch theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, trong đó Vụ PL đề nghị rà soát lại phần chuyển tiếp để phù hợp với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.

- Ngày 03/4/2019, cơ quan chủ trì soạn thảo có văn bản giải trình bổ sung.

- Ngày 12/4/2019, Phó Thủ tướng đồng ý cho phép trình Nghị định này sau khi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch được ban hành (để đảm bảo nội dung chuyển tiếp có sự mâu thuẫn giữa các Nghị định).

- Ngày 07/5/2019, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch được ban hành (bỏ nội dung chuyển tiếp), VPCP đã trình Phó Thủ tướng thông qua Nghị định này (cũng đưa nội dung chuyển tiếp ra khỏi dự thảo); ngày 09/5/2019 PTTg Trịnh Đình Dũng đã thông qua, giao VPCP trình Thủ tướng CP quyết định ban hành.

- Ngày 09/5/2019, VPCP đã lập hồ sơ Phiếu trình Thủ tướng; ngày 10/5/2019, Thủ tướng CP có bút phê: Đề nghị 2 Bộ trưởng KHĐT và Tư pháp có ý kiến sự phù hợp với pháp luật hiện hành.

- VPCP đã có văn bản số 3955/VPCP-NN ngày 10/5/2019 lấy ý kiến bổ sung của 2 Bộ trưởng (KHĐT và Tư pháp) về sự phù hợp với pháp luật hiện hành đối với dự thảo Nghị định theo chỉ đạo của TTg

3.

 

 

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ

Bộ Xây dựng

- Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát để phù hợp với NĐ hướng dẫn Luật Quy hoạch.

- Lý do chậm: Quá trình soạn thảo có mong muốn chờ Nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch được ban hành để được cập nhật mới; nghiên cứu kết hợp sửa đổi thêm một số vấn đề phát sinh, nên cần có thời gian để rà soát. Thời gian từ lúc Luật thông qua đến lúc có hiệu lực là quá ngắn (40 ngày).

4.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

01/01/2018

Nghị định quy định trình tự, thủ tục sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình theo hình thức hợp đồng BT (Khoản 3 Điều 13)

Bộ Tài chính

- Thủ tướng đã đồng ý Bộ Tài chính trình ban hành trong tháng 5. Đây là NĐ phức tạp, liên quan đến Luật đất đai, còn ý kiến khác nhau về vấn đề đấu giá đất. Do vậy, cần được nghiên cứu thận trọng, bảo đảm phù hợp với quy định của các luật có liên quan.

 

PHỤ LỤC II

CÁC VƯỚNG MẮC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC BỘ
(Kèm theo văn bản số: 4301/VPCP-TH ngày 20 tháng 5 năm 2019)

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Thẩm quyền giải quyết

Trách nhiệm cụ thể của Bộ

1

- Hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% là rượu dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu giả, rượu nhái, rượu nhập lậu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đặc biệt là gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

- Quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7043:2013 về Rượu trắng còn lỏng lẻo, chưa quản lý được chất lượng sản phẩm đối với rượu thủ công nên cần phải tăng cường quản lý đối với sản phẩm này.

Công Thương

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có giải pháp thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành về sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là rượu thủ công, rượu trắng để kiểm soát chặt chẽ lượng rượu không nhãn mác này.

2

Kiến nghị xây dựng Chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2045 theo nội dung Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025, thay cho “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025”, khi Luật Quy hoạch có hiệu lực vào 01/01/2019, làm cơ sở, định hướng cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh của ngành giấy, giúp cho ngành giấy phát triển cân đối, đúng hướng và bền vững.

Công Thương

Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2045, báo cáo Thủ tướng.

3

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện thu hút và cấp phép các dự án đầu tư vào khâu dệt, nhuộm để giải quyết điểm "nghẽn" của ngành và đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA...

Công Thương

Bộ Công Thương có giải pháp cụ thể để thu hút và cấp phép các dự án đầu tư vào khâu dệt, nhuộm nhằm giải quyết điểm "nghẽn" của ngành và đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA...

4

Thách thức trong quy định về nhập khẩu phế liệu vải về sản xuất ở Việt Nam để xuất khẩu hiện đang bị hạn chế theo quyết định 73/2014/QĐ-TTg, Thông tư 41/2015/TT-BTNMT, Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 17/9/2018, Chỉ thị 06/CT-BCT ngày 6/8/2018. Hiệp hội kiến nghị các nhà máy trên toàn cầu đang theo đuổi chương trình nền kinh tế tuần hoàn (Economic circulation) tái sử dụng những phế liệu thừa trong sản xuất nhằm hạn chế thải ra môi trường ở mức thấp nhất do vậy cần giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đồng thời bảo vệ môi trường bằng cách cho phép nhập khẩu phế liệu vải về sản xuất giày và hoàn toàn xuất khẩu. Đồng thời các nhà sản xuất được phép nhập khẩu phế liệu vải về sản xuất để xuất khẩu phải đảm bảo về việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.

Tài nguyên và môi trường

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá đầy đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường để báo cáo, đề xuất Thủ tướng CP xem xét, cho phép nhập khẩu phế liệu vải dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhưng phải đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.

5

Kiểm tra sau thông quan còn bất cập: (1) Cơ quan hải quan thường lấy định mức bình quân làm căn cứ nên thiếu chính xác so với thực tế sản xuất của doanh nghiệp); (2) Thời điểm chốt kiểm tra kho. Điều này thường dẫn tới nguyên phụ liệu sẽ thừa hoặc thiếu so với định mức. Căn cứ vào đó doanh nghiệp sẽ bị phạt và tiêu cực xảy ra.

Tài chính

Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục hải quan áp dụng định mức thực tế và có hướng dẫn thống nhất về việc xác định lượng hàng hóa tồn trong kho khi thực hiện kiểm tra sau thông quan

6

Vướng mắc liên quan đến việc thuê kho ngoại quan ngoài khu CN, khu chế xuất để lưu giữ hàng hóa của DN chế xuất

Tài chính

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tháo gỡ, khó khăn vướng mắc này cho doanh nghiệp, trường hợp vượt thẩm quyền.

7

Vướng mắc liên quan đến thủ tục tiêu hủy nguyên liệu vật tư dư thừa do đối tác đặt gia công không nhận lại

Tài chính

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục hải quan có hướng dẫn cụ thể về thủ tục tiêu hủy nguyên liệu vật tư dư thừa do đối tác đặt gia công không nhận lại theo hướng đơn giản, thuận lợi cho doanh nghiệp.

8

Xây dựng chính sách quy định, định hướng và phân vùng đầu tư, tận dụng tối đa được lợi thế về địa lý và nguyên liệu sản xuất, tránh việc đầu tư quá tập trung tại một hoặc một số địa phương, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đầu tư của các dự án, dẫn đến quá tải về cơ sở hạ tầng.

Cấp phép đầu tư mới cần xem xét với từng dự án cụ thể, không cấp phép dự án có quy mô quá lớn và thực hiện nhiều giai đoạn trong thời gian dài như trước đây. Đồng thời, khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và môi trường phù hợp.

Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu kiến của Hiệp hội để bổ sung vào trong quá trình xây dựng thể chế và sẽ lưu ý khi cấp phép đầu tư