Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4338/TCHQ-TXNK
V/v phân loại và xử lý thuế đối với “Nước hồng sâm”

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi:

Công ty TNHH Hoàng Hương.
(số 57 tổ 1 đường Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội)

 

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 24/CV-HH/2015 ngày 24/4/2015 của Công ty TNHH Hoàng Hương về đề nghị không truy thu thuế đối với mặt hàng nước hồng sâm nhập khẩu từ 15/7/2009 đến trước ngày 22/7/2013. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về phân loại và áp dụng mức thuế:

Căn cứ Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 và Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 và Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính;

Mặt hàng nước hồng sâm (Korean Red Ginseng) dạng lỏng, màu vàng nâu nhạt, mùi thơm thảo dược, vị ngọt, đóng chai 100ml; thành phần cấu tạo: tinh chất hồng sâm Hàn Quốc, nước tinh khiết, đường quả hóa lỏng; Cách sử dụng: ngày uống 1 - 2 chai phù hợp thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.90 “Loại khác”, mã số 2202.90.30 “- - Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”.

Căn cứ vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi cho từng giai đoạn để áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tương ứng.

2. Về ấn định thuế:

Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 thì:

Người nộp thuế có nghĩa vụ tự khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về việc khai nộp thuế của mình (trong đó có việc tự xác định mã số hàng hóa) theo quy định tại Điều 7 và Điều 30.

Cơ quan hải quan có quyền thực hiện ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp người khai thuế khai sai mã số hàng hóa dẫn đến khai thiếu số thuế phải nộp theo quy định tại Điều 39.

Theo quy định tại Điều 41, Điều 92 Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện việc ấn định thuế. Nếu đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà chưa nộp số thuế ấn định thì doanh nghiệp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính thì trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế, tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gồm:

“a) Người nộp thuế thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế được cơ quan Hải quan cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

b) Người nộp thuế đã được tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định khoản 5 Điều 46 Nghị định.”

Đề nghị Công ty TNHH Hoàng Hương căn cứ hướng dẫn nêu trên để thực hiện phân loại và nộp thuế đối với mặt hàng nước hồng sâm nhập khẩu theo đúng quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Hoàng Hương biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục HQ TP. Hà Nội (để biết);
- Lưu: VT, TXNK-PL-Đương (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái