Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 437/CV-ĐC

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1997

 

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 437/CV-ĐC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH VÀNG VÀ CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ LIÊN BỘ SỐ 02/TT-LB VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

Kính gửi: Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

 

Thời gian gần đây, một số Chi nhánh NHNN địa phương có phản ánh về một số vướng mắc trong quản lý kinh doanh vàng trên địa bàn và đề nghị NHNN Trung ương xem xét lại tính pháp lý của Công văn số 118/CV-ĐC ngày 18/4/1996 hướng dẫn Thông tư Liên bộ số 02/TT-LB về kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Về vấn đề này, được phép Ban lãnh đạo NHNN, Vụ các định chế tài chính có ý kiến như sau:

1. Về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng:

Vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý Ngoại hối) sẽ có Công văn riêng trả lời địa phương.

2. Về công văn hướng dẫn thi hành Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB về kinh doanh dịch vụ cầm đồ:

Sau khi liên Bộ NHNN - Thương mại ban hành Thông tư số 02/TT-LB hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ, một số Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đề nghị Ngân hàng trung ương hướng dẫn thêm một số điểm còn vướng mắc và cho phép chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ" đối với các doanh nghiệp kinh doanh không thuộc Tổng công ty Vàng bạc đá quý trước đây đã được NHNN cấp giấy phép kinh doanh vàng, nay có nhu cầu kinh doanh dịch vụ cầm đồ để tập trung đầu mối quản lý Nhà nước đối với các hoạt động này, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp.

Theo quy định tại điểm 3 của mục III Thông tư liên Bộ nói trên thì các doanh nghiệp này không thuộc đối tượng NHNN cấp. Tuy nhiên, xét thấy đề nghị trên là hợp lý nên Vụ Định chế NHNN và Vụ Chính sách thương nghiệp trong nước Bộ Thương mại đã thống nhất đề nghị NHNN cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện KDDVCĐ cho đối tượng này.

Được phép Thống đốc, ngày 18/4/1996 Vụ Định chế có Công văn 118/CV-ĐC hướng dẫn một số điểm còn vướng mắc để thi hành Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB, trong đó tại điểm 2.1 của Công văn trên có quy định: "Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho công ty, cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ trực thuộc hội sở chính, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại, Công ty tài chính, đơn vị thành viên (hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc) của Tổng công ty vàng bạc đá quý và các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác trên địa bàn".

Để đảm bảo tính pháp lý trong việc thi hành Thông tư liên Bộ nói trên, ngày 22/8/1996 Bộ Thương mại có Công văn số 3839 TM/KD về việc sửa điểm 3 mục III Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB và đề nghị Ngân hàng Nhà nước ra Công văn điều chỉnh nội dung sửa đổi nói trên, thông báo cho các địa phương thực hiện.

Ngày 12/9/1996 Thống đốc NHNN có Công văn số 524/CV-NH5 về việc điều chỉnh đối tượng cấp và thu hồi "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ" trong đó có quy định việc Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cấp và thu hồi giấy chứng nhận để điều kiện KDDVCĐ đối với các doanh nghiệp khác (không thuộc hệ thống TCTD và Tổng công ty Vàng bạc đá quý) có kinh doanh vàng và kiêm kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Vì vậy, việc điều chỉnh lại đối tượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện KDDVCĐ nói trên được thực hiện theo tinh thần Công văn số 524/CV-NH5; quy định tại các điểm 1 và 2.1 của Công văn số 118/CV-ĐC hết hiệu lực thi hành.

Hiện nay, NHNN và Bộ Thương mại đang nghiên cứu sửa đổi bổ sung Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB, vì vậy các địa phương vẫn tiếp tục thực hiện Công văn số 118/CV-ĐC (trừ quy định tại các điểm 1 và 2.1 của công văn này) và Công văn số 524/CV-NH5 nêu trên cho đến khi có văn bản sửa đổi bổ sung Thông tư số 02/TT-LB.

 

Phạm Thanh Bình

(Đã ký)