BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4403/BTC-CST | Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2015 |
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được nhiều kiến nghị về việc hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với tài sản, vật tư, hàng hóa bị tổn thất được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;
Căn cứ quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;
Thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất từ ngày 01/03/2012 được xử lý như sau:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào này;
Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm;
b) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT (trên hóa đơn ghi rõ giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT và số tiền thuế GTGT được bồi thường), kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất này;
c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC và tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Bộ Tài chính hướng dẫn Cục thuế các địa phương để biết và thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1709/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế hàng hóa bị tổn thất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 439/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế hàng hóa bị tổn thất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 8114/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 8115/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Công văn 1150/TCT-CS năm 2015 về chuyển hồ sơ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, tài sản chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 873/CT-TTHT năm 2015 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định bị tổn thất do hỏa hoạn do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Công văn 6642/BTC-CST năm 2014 hướng dẫn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tổn thất do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 10 Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 121/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
- 12 Nghị định 123/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
- 1 Công văn 1709/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế hàng hóa bị tổn thất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 439/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế hàng hóa bị tổn thất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 8114/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 8115/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Công văn 1150/TCT-CS năm 2015 về chuyển hồ sơ khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, tài sản chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 873/CT-TTHT năm 2015 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với tài sản cố định bị tổn thất do hỏa hoạn do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Công văn 6642/BTC-CST năm 2014 hướng dẫn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tổn thất do Bộ Tài chính ban hành