BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4412/BCT-XNK | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2019 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời công văn số 4490/VPCP-ĐMDN ngày 08 tháng 6 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Công ty TNHH MTV TM&VT Đông Chấn, Bộ Công Thương trao đổi một số nội dung sau:
Điều 35 (Kiểm tra xuất xứ hàng hóa) Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 quy định:
“1. Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan hải quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.”
Thực hiện cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ. Theo đó, điểm b và c khoản 1 Điều 4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BCT quy định:
“1. Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O Mẫu AI để bảo đảm rằng:
…
b) Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ đúng Quy tắc xuất xứ nêu tại Phụ lục 1;
c) Các nội dung khác khai trên C/O Mẫu AI phù hợp với chứng từ được nộp;”
Điều 7 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BCT quy định:
“Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O Mẫu AI. Mọi sự sửa đổi phải được thực hiện bằng cách gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi và sửa chữa này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được Tổ chức cấp C/O chứng nhận.”
Như vậy, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đề nghị Công ty liên hệ với nhà xuất khẩu Ấn Độ để yêu cầu đính chính thông tin có sai sót trên C/O mẫu AI đã cấp là phù hợp với cam kết trong Hiệp định AIFTA và Thông tư số 15/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Để xác định sai sót nêu trên có được tính là sai sót nhỏ (như lỗi sai chính tả) và xem xét, cho hưởng ưu đãi thuế quan, đề nghị Công ty liên hệ với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) để được hướng dẫn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ Công Thương trao đổi để Văn phòng Chính phủ tổng hợp, chuyển kiến nghị của Công ty đến Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 6 Thông tư 15/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ do Bộ Công thương ban hành
- 7 Hiệp định thương mại hàng hoá trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Đông Nam Á và Ấn Độ
- 1 Thông tư 15/2018/TT-BCT quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 3 Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành