BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4436/BNN-ĐĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi: UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê từ Hà Tĩnh trở ra
Hàng năm Bộ Tài chính đều bố trí kinh phí để Bộ Nông nghiệp và PTNT xử lý đột xuất sự cố đê điều. Thông tư liên Bộ Tài chính - Thủy lợi số 44TT/LB/TC-TL ngày 16/9/1987 đã quy định việc thực hiện. Tuy nhiên do có một số quy định đã thay đổi, trong khi chờ liên bộ sửa đổi Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập hồ sơ kỹ thuật, thủ tục trong xử lý đột xuất sự cố về đê điều như sau:
I. NỘI DUNG CHI XỬ LÝ ĐỘT XUẤT SỰ CỐ VỀ ĐÊ ĐIỀU
Chi xử lý các sự cố đột xuất về đê điều (Đê, kè, cống) trước, trong và sau lũ.
(Riêng các sự cố đê điều thuộc công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao thì chi theo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản).
II. NGUỒN KINH PHÍ XỬ LÝ ĐỘT XUẤT SỰ CỐ ĐÊ ĐIỀU
1. Đối với đê từ cấp 3 tới cấp đặc biệt.
a. Nguồn do Bộ Tài chính bố trí hàng năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Nguồn do Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương.
c. Nguồn do các tổ chức hỗ trợ.
d. Nguồn tự cân đối của địa phương.
2. Đối với đê cấp 4 và đê địa phương
a. Nguồn do ngân sách địa phương tự bố trí.
b. Nguồn do Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương.
c. Nguồn do các tổ chức hỗ trợ.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ LẬP HỒ SƠ, THỦ TỤC
1. Xử lý sự cố đê điều trước hoặc sau lũ, bão:
a. Đối với nguồn kinh phí do Bộ Tài chính bố trí qua Bộ Nông nghiệp và PTNT cho đê cấp 3 đến cấp đặc biệt Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT, để xin khảo sát, thiết kế và xử lý. Việc lập hồ sơ, thủ tục xử lý như đối với hạng mục tu bổ thường xuyên và chỉ được triển khai thi công khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc tổ chức khảo sát thiết kế, thi công do UBND tỉnh, thành phố chỉ định đơn vị thực hiện; việc quản lý, giám sát, nghiệm thu như quy định hiện hành.
b. Đối với các nguồn kinh phí còn lại do UBND cấp tỉnh quyết định.
2. Xử lý sự cố đê điều xảy ra ngay trong khi có lũ, bão với mọi cấp đê và các nguồn kinh phí, thì Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố chủ động huy động vật tư, phương tiện và nhân lực của cơ quan Nhà nước, của nhân dân để xử lý ứng cứu kịp thời. Sau đó phải lập hồ sơ, chứng từ cần thiết để làm cơ sở thanh quyết toán, gồm:
- Lệnh huy động vật tư, phương tiện, nhân lực (kể cả vật tư, phương tiện chuyên dùng của Nhà nước dự trữ PCLB và vật tư, phương tiện huy động của các tổ chức, cá nhân).
- Biên bản mô tả sự cố đê điều do Hạt QLĐ lập kèm theo sơ họa sự cố đê điều có ước tính khối lượng phải xử lý có xác nhận của Chi cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều.
- Biên bản nghiệm thu về khối lượng nhân công lao động, phương tiện, vật tư đã huy động và đã sử dụng cho xử lý do Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp huyện lập kèm theo phiếu xuất kho đối với vật tư của cơ quan Nhà nước (xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với vật tư huy động của nhân dân) có xác nhận của Hạt Quản lý đê, Chi cục PCLB và QLĐĐ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ huy PCLB tỉnh, thành phố.
- Dự toán kinh phí do chi cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều lập, có xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tờ trình kinh phí của Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh đề nghị UBND Tỉnh, thành phố. Riêng đối với nguồn kinh phí do Bộ Tài chính bố trí qua Bộ Nông nghiệp và PTNT phải có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp trình lên Bộ chủ quản.
IV. CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN
Theo quy định hiện hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các Tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 10/BXD-GD năm 2013 xử lý sự cố cháy công trình Trung tâm thương mại thành phố Hải Dương do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Thông tư liên bộ 44/TT/LB/TL nă, 1987 về cấp phát, quản lý và sử dụng các khoản kinh phí chi đột xuất cho phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt do Bộ Thuỷ lợi - Bộ tài chính ban hành