Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4460/BKHĐT-TH
V/v xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Điều 56 Luật Đầu tư công, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan đơn vị (sau đây gọi tắt là bộ, cơ quan trung ương và địa phương) tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NĂM 2023

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 theo các nội dung sau:

1. Tình hình giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 (nếu có) theo từng nguồn vốn của từng dự án.

2. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 06 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 09 tháng và ước thực hiện cả năm 2023 theo từng nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước (bao gồm: vốn ngân sách trung ương1 và vốn ngân sách địa phương), vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong đó báo cáo chi tiết: (i) Các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; (ii) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước (nếu có) và thanh toán cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2022; (iii) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 sang năm 2023 (nếu có); (iv) Các dự án chuyển tiếp phải bố trí đủ vốn để hoàn thành trong năm 2023; dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt; dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án đường cao tốc, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển KTXH nhanh, bền vững.

- Đối với việc bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước: Đề nghị báo cáo chi tiết số vốn còn lại phải bố trí theo từng nguồn vốn (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương), nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc và dự kiến thời gian bố trí vốn để thực hiện thanh toán toàn bộ nợ xây dựng cơ bản và thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.

- Đối với nhiệm vụ cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và tín dụng chính sách, tình hình cho vay theo quy định.

- Đối với nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được để lại đầu tư theo quy định của pháp luật: Đề nghị báo cáo rõ nguồn thu được để lại theo quy định của pháp luật bố trí cho đầu tư, tình hình thực hiện các dự án.

3. Các giải pháp đã triển khai thực hiện để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 theo chỉ đạo tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

4. Tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển, tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

5. Đánh giá chính xác, nêu bật các kết quả đạt được trong 06 tháng đầu năm 2023, tác động của kế hoạch đầu tư công đối với kết quả phát triển KTXH năm 2023; Đánh giá tính khả thi và dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cả năm 2023.

6. Nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023; phân tích rõ nguyên nhân giải ngân không đạt tiến độ theo yêu cầu của từng dự án và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023.

7. Các giải pháp, kiến nghị để tiếp tục triển khai có hiệu quả và thực hiện thành công kế hoạch kế hoạch đầu tư công trong những tháng cuối năm 2023.

8. Ngoài ra, đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2023; làm rõ thuận lợi khó khăn, vướng mắc phát sinh, kiến nghị (nếu có). Trong đó đề nghị:

a) Cơ quan chủ chương trình chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần đánh giá: Kết quả xây dựng, ban hành, trình ban hành các cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình (bao gồm cả kết quả sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ); tình hình phân bổ, sử dụng vốn ngân sách trung ương (NSTW), chi tiết theo các dự án thành phần, vốn đầu tư, vốn thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có); cân đối, sử dụng vốn ngân sách địa phương (trong đó bao gồm cả việc chấp hành quy định về bố trí vốn đối ứng); kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

b) Cơ quan chủ quản chương trình (các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đánh giá: Tình hình ban hành văn bản theo phân cấp; phân bổ, sử dụng NSNN (bao gồm ngân sách được hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW, vốn đối ứng của địa phương theo quy định), chi tiết theo các dự án thành phần, vốn đầu tư, vốn thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có); kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình.

c) Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn NSNN thực hiện các chương trình đánh giá: Tình hình phân bổ, sử dụng ngân sách NSNN, chi tiết theo các dự án thành phần, chi đầu tư, chi thường xuyên, vốn trong nước, vốn nước ngoài (nếu có); kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

B. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU LẬP KẾ HOẠCH

Năm 2024 là năm then chốt, tăng tốc phấn đấu để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội quyết nghị. Việc lập kế hoạch đầu tư công năm 2024 phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lập kế hoạch đầu tư công năm 2024 phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN, các Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật NSNN, bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục tiêu, nhiệm vụ đã được Hội đồng nhân dân các cấp quyết nghị và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024.

- Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xác định rõ mục tiêu, khả năng huy động và cân đối nguồn vốn, thứ tự ưu tiên bố trí vốn và khả năng thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024; Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún, kém hiệu quả, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định của pháp luật.

- Phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa được phép quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

II. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH

1. Nội dung chính

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023; mục tiêu, kế hoạch phát triển KTXH, đầu tư công 05 năm giai đoạn 2021-2025 của quốc gia theo từng ngành, lĩnh vực và của từng địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH năm 2024 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, khả năng cân đối của NSNN trong kế hoạch năm 2024, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo các nội dung sau:

a) Định hướng, mục tiêu của đầu tư công năm 2024.

b) Dự kiến nhu cầu kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo từng nguồn vốn.

c) Dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển ngoài nguồn vốn đầu tư công.

d) Các thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư trong năm 2024 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KTXH năm 2024.

đ) Các đề xuất, kiến nghị và các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương và dự kiến các kết quả đạt được.

2. Nguyên tắc bố trí vốn

Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 51 Luật Đầu tư công, cụ thể:

- Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành.

- Tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025.

- Đáp ứng điều kiện bố trí vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công

- Đảm bảo thời gian bố trí vốn cho dự án theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công,

- Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi luỹ kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2023 và không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số vốn đã giải ngân năm 2021, 2022 và dự kiến giải ngân năm 2023 (bao gồm số vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023). Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2024.

- Chỉ thực hiện bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã hoàn thành thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.

3. Dự kiến danh mục nhiệm vụ, dự án và bố trí kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 cho từng nhiệm vụ, dự án

a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương:

- Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc bố trí vốn, khả năng cân đối vốn, khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án các bộ, cơ quan trung ương, địa phương dự kiến danh mục và mức vốn chi tiết bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau:

(i) Bố trí đủ vốn để thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước theo quy định của pháp luật (nếu có);

(ii) Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(iii) Bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2023 nhưng chưa được bố trí đủ vốn, dự án hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn được quy định tại Luật Đầu tư công. Trường hợp không còn nhu cầu bố trí vốn cho các dự án nêu trên, đề nghị bộ, cơ quan trung ương và địa phương có văn bản cam kết sẽ không tiếp tục bố trí vốn cho các dự này trong các năm tiếp theo, cam kết hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng dự án theo đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;

(iv) Bố trí đủ vốn tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ cấp bù lãi suất, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

(v) Bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(vi) Bố trí đủ vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, đường ven biển, dự án kết nối, có tác động lan tỏa, liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển KTXH nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(vii) Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư. Trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải cam kết hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2024 (trước ngày 31/12/2023);

- Riêng đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài được phân bổ cho chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp và vốn đối ứng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp (cả cấp phát và cho vay lại) phải làm rõ mức vốn cấp phát và cho vay lại.

Việc bố trí vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, bảo đảm tiến độ và các cam kết khác đã ký với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo thứ tự ưu tiên như sau:

(i) Bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc Hiệp định trong năm 2024 không có khả năng gia hạn Hiệp định, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024;

(ii) Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt;

(iii) Bố trí theo tiến độ được duyệt và khả năng giải ngân cho dự án mới đã ký Hiệp định.

- Đối với kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ tình thực hiện năm 2023, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền quyết định, quy định của cấp có thẩm quyền về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ, tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay, huy động vốn, lãi suất huy động, cho vay,.. để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024.

b) Đối với vốn ngân sách địa phương:

- Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật NSNN, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật NSNN, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát và dự kiến phương án bố trí vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương năm 2024 phù hợp với các chỉ đạo về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương của cấp có thẩm quyền, bảo đảm bố trí vốn tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó lưu ý: Ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có), thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn NSNN tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024, giảm tối đa thời gian bố trí vốn của các dự án so với thời gian bố trí vốn quy định của Luật Đầu tư công; ưu tiên bố trí đủ vốn theo cam kết cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án liên vùng, dự án đường ven biển, dự án đường cao tốc theo tiến độ thực hiện dự án; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

- Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết, đề nghị địa phương báo cáo dự kiến thu, chi từ nguồn xổ số kiến thiết, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn vốn này cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, y tế công lập, xây dựng nông thôn mới; sau khi đã bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên, được bố trí cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

- Đối với nguồn thu sử dụng đất: đề nghị xây dựng dự kiến thu, chi từ nguồn này trong năm 2024 sát khả năng thu thực tế của địa phương.

- Đối với nguồn bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh: theo quy định của Luật NSNN năm 2015, bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đề nghị các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan để hoàn thiện các thủ tục, ký kết, bổ sung các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vào kế hoạch trung hạn theo quy định, để làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn trong dự toán năm 2024; dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi NSĐP cho phù hợp.

- Rà soát, làm rõ số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSĐP giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao (bao gồm cả số vốn dự kiến giao trong năm 2024) cao hơn so với kế hoạch đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (nếu có).

3. Lập kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn NSTW giai đoạn 2024-2025 của từng chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng kế hoạch mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu cân đối vốn từ NSNN, huy động nguồn vốn khác và giải pháp tổ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024. Trong đó:

a) Cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần: Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ từng dự án thành phần cho các địa phương; đề xuất vốn cân đối từ NSTW (bao gồm vốn đầu tư, vốn thường xuyên) cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; mức đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định.

b) Cơ quan chủ quản chương trình (các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Dự kiến các mục tiêu, chỉ tiêu theo từng chương trình; đề xuất nhu cầu vốn hỗ trợ từ NSTW (bao gồm vốn đầu tư, vốn thường xuyên) chi tiết theo từng nội dung, dự án thành phần; khả năng cân đối vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định (bao gồm vốn đầu tư, vốn thường xuyên); kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn vốn khác (gồm: vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; vốn tín dụng; vốn huy động khác); danh mục dự án đầu tư (nếu có).

c) Cơ quan, đơn vị sử dụng vốn NSNN thực hiện các chương trình: đề xuất nhu cầu vốn NSNN thực hiện từng nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định Luật Đầu tư công, Luật NSNN.

4. Lập kế hoạch vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dành để đầu tư theo quy định của pháp luật

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ vào khả năng từng nguồn thu cụ thể, xây dựng kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật theo các nội dung dưới đây:

a) Dự kiến kế hoạch từng nguồn thu cụ thể của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật, căn cứ pháp lý để lại các khoản thu này.

b) Trên cơ sở dự kiến kế hoạch các khoản thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương dự kiến số vốn để lại cho đầu tư và dự kiến phương án phân bổ chi tiết theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các mục tiêu, nhiệm vụ quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu có) đối với từng nguồn thu cụ thể.

c) Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các nguyên tắc quy định tại Mục 1 trên đây và phù hợp với khả năng thu năm 2024.

III. TIẾN ĐỘ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024

Căn cứ các quy định tại Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024 và các nội dung hướng dẫn tại văn bản này , các Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo tiến độ sau:

1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo các hướng dẫn nêu trên gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công (gửi bằng văn bản đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc danh mục bảo vệ bí mật nhà nước) trước ngày 31 tháng 7 năm 2023.

2. Riêng đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đề nghị:

- Các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn NSNN thực hiện các chương trình gửi báo cáo đến cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp chung tại báo cáo của cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia.

- Cơ quan chủ quản chương trình gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công trước ngày 31 tháng 7 năm 2023.

- Cơ quan chủ chương trình thực hiện rà soát, tổng hợp và gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công trước ngày 05 tháng 8 năm 2023”.

(Chi tiết mẫu biểu báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 được đăng tải trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công)

Trên đây là nội dung hướng dẫn đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2023 và xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2024. Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ quy định tại Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, các hướng dẫn tại văn bản này và văn bản của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán NSNN năm 2024, tình hình, đặc điểm cụ thể của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đúng thời gian quy định để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó TTgCP Lê Minh Khái (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Tài chính;
- Bộ KH&ĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong Bộ (danh sách kèm theo);
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu VT, Vụ TH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

 

DANH SÁCH ĐƠN VỊ NHẬN VĂN BẢN

(Lưu hành nội bộ)

A

Trong Bộ

B

Địa phương (UBND, Sở KH&ĐT)

1

Lãnh đạo Bộ

1

Hà Giang

2

VP Bộ

2

Tuyên Quang

3

Cục HTX

3

Cao Bằng

4

Cục PTDN

4

Lạng Sơn

5

Vụ KTNN

5

Lào Cai

6

Vụ TCTT

6

Yên Bái

7

Vụ QLKKT

7

Thái Nguyên

8

Vụ KTĐPLT

8

Bắc Kạn

9

Vụ LĐVX

9

Phú Thọ

10

Vụ KHGDTNMT

10

Bắc Giang

11

Vụ PTHTĐT

11

Hòa Bình

12

Vụ KTCNDV

12

Sơn La

13

Vụ QPAN

13

Lai Châu

14

Vụ KTĐN

14

Điện Biên

B

Bộ, ngành

15

Thành phố Hà Nội

1

Văn phòng Trung ương Đảng

16

Thành phố Hải Phòng

2

Văn phòng Chính phủ

17

Quảng Ninh

3

Tòa án nhân dân tối cao

18

Hải Dương

4

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

19

Hưng Yên

5

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

20

Vĩnh Phúc

6

Bộ Quốc phòng

21

Bắc Ninh

7

Bộ Công an

22

Hà Nam

8

Bộ Ngoại giao

23

Nam Định

9

Bộ Tư pháp

24

Ninh Bình

10

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

25

Thái Bình

11

Bộ Tài chính

26

Thanh Hóa

12

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

27

Nghệ An

13

Bộ Công thương

28

Hà Tĩnh

14

Bộ Giao thông vận tải

29

Quảng Bình

15

Bộ Xây dựng

30

Quảng Trị

16

Bộ Thông tin và Truyền thông

31

Thừa Thiên Huế

17

Bộ Khoa học và Công nghệ

32

Thành phố Đà Nẵng

18

Bộ Giáo dục và Đào tạo

33

Quảng Nam

19

Bộ Y tế

34

Quảng Ngãi

20

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

35

Bình Định

21

Bộ Nội vụ

36

Phú Yên

22

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

37

Khánh Hòa

23

Bộ Tài nguyên và Môi trường

38

Ninh Thuận

24

Thanh tra Chính phủ

39

Bình Thuận

25

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

40

Đắk Lắk

26

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

41

Đắk Nông

27

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

42

Gia Lai

28

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

43

Kon Tum

29

Thông tấn xã Việt Nam

44

Lâm Đồng

30

Đài tiếng nói Việt Nam

45

Thành phố Hồ Chí Minh

31

Đài Truyền hình Việt Nam

46

Đồng Nai

32

Kiểm toán Nhà nước

47

Bình Dương

33

Mặt trận tổ Quốc Việt Nam

48

Bình Phước

34

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

49

Tây Ninh

35

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

50

Bà Rịa Vũng Tàu

36

Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

51

Long An

37

Hội nông dân Việt Nam

52

Tiền Giang

38

Đại học Quốc gia Hà Nội

53

Bến Tre

39

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

54

Trà Vinh

40

Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

55

Vĩnh Long

41

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

56

Thành phố Cần Thơ

42

Ngân hàng Chính sách xã hội

57

Hậu Giang

43

Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

58

Sóc Trăng

44

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

59

An Giang

45

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

60

Đồng Tháp

46

Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

61

Kiên Giang

47

Hội Nhà báo Việt Nam

62

Bạc Liêu

48

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

63

Cà Mau

49

Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

 

50

Hội Nhà văn Việt Nam

51

Hội Luật gia Việt Nam

52

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

 



1 Bao gồm: vốn từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, vốn từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.