BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 447/BGDĐT-GDTrH | Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 chuẩn bị triển khai năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:
1. Chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư 25, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm tính dân chủ, khách quan, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh; xây dựng báo cáo, thuyết minh về quá trình tổ chức lựa chọn, kết quả, lí do lựa chọn, kèm theo danh mục sách giáo khoa đề xuất lựa chọn gửi Phòng GDĐT (đối với cấp TH và THCS), Sở GDĐT (đối với cấp THPT). Sở GDĐT tập hợp, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất, lựa chọn từ cao xuống thấp và gửi Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
2. Đối với môn Âm nhạc và Mỹ thuật cấp Trung học phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp bố trí giáo viên giảng dạy cho các trường trung học phổ thông, trước mắt có thể ưu tiên huy động giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp trung học cơ sở có trình độ đại học trở lên để bố trí dạy học môn Âm nhạc, Mỹ thuật cấp trung học phổ thông ở những cơ sở giáo dục có điều kiện thực hiện; đồng thời lựa chọn một số giáo viên trong số giáo viên đó để tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.
3. Chỉ đạo Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa thực hiện nghiêm túc quy định tại khoản 3 Điều 4, Điều 6, Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 25 bảo đảm công tâm, khách quan, minh bạch, tôn trọng ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông; nghiên cứu các sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, phân tích, đánh giá về quá trình tổ chức và kết quả đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông, sự phù hợp của các sách giáo khoa với địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức họp, thảo luận, đặc biệt lưu ý đối với các sách giáo khoa có nhiều cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn trước khi tổ chức bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa.
4. Quyết định phê duyệt và công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt bảo đảm thời gian quy định tại Điều 9 Thông tư 25; báo cáo Bộ GDĐT về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, kèm theo biên bản của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa; công khai, minh bạch các thông tin về việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương và có trách nhiệm giải trình những vấn đề dư luận quan tâm về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của địa phương.
5. Kinh phí lựa chọn sách giáo khoa thực hiện theo Công văn số 1671/BTC-HCSN ngày 21/02/2022 của Bộ Tài chính về nội dung, mức chi cho việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 686/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 6199/BGDĐT-KHTC năm 2021 hướng dẫn mức chi trả chế độ cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành