BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 449/BHXH-BC | Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Căn cứ Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn một số nội dung thực hiện đấu thầu khi mua sắm tài sản như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (BHXH cấp huyện), các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Ban Quản lý dự án trực thuộc BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí quy định tại Khoản 3, Mục I Công văn này phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan và nội dung hướng dẫn tại Công văn này.
2. Nội dung mua sắm tài sản phải thực hiện đấu thầu
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên.
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy.
d) May, mua sắm trang phục Ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may).
đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có).
e) Phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có).
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ.
h) Các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và tài sản khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác.
i) Dịch vụ tư vấn (tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác).
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có).
l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản.
3. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản
a) Kinh phí chi quản lý bộ máy được giao trong dự toán hàng năm.
b) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có).
c) Nguồn vốn đầu tư phát triển (ODA) vay ưu đãi (trừ trường hợp Hiệp định vay hoặc điều ước quốc tế có quy định khác).
d) Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ).
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật.
e) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị.
g) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
4. Công văn này không áp dụng đối với các trường hợp
a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng.
b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.
1.1. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định mua sắm các loại tài sản quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4; Điểm b, Khoản 1 và Điểm c, Khoản 2, Điều 5 Quyết định số 292/QĐ-BHXH ngày 15/3/2012 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống BHXH. Ban Chi có trách nhiệm trình Tổng Giám đốc quyết định mua sắm tài sản theo đúng thẩm quyền.
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị quyết định mua sắm các loại tài sản quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4; Điểm c, Khoản 2, Điều 5; Điều 11 Quyết định số 292/QĐ-BHXH.
Tùy điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thể ủy quyền quyết định mua sắm tài sản cho Giám đốc BHXH cấp huyện đối với trường hợp mua sắm các loại tài sản quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 và Điều 11 Quyết định số 292/QĐ-BHXH có tổng kinh phí dưới 20 triệu đồng.
c) Người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1.1, Mục II Công văn này hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản giao tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu sau đây gọi chung là Bên mời thầu.
1.2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1.1, Mục II Công văn này hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc đối với từng trường hợp cụ thể.
b) Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 1.1, Mục II Công văn này.
1.3. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
a) Đối với các loại tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1.1, Mục II Công văn này
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm tập trung tài sản trang bị trong phạm vi toàn Ngành hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc đối với từng trường hợp cụ thể.
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao cho Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản trang bị trong phạm vi đơn vị.
b) Đối với các loại tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm đã được phân cấp theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 1.1, Mục II Công văn này: Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản
Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản, nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu, trình duyệt kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kế hoạch đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khi mua sắm tài sản
Các hình thức lựa chọn nhà thầu khi mua sắm tài sản bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ nguồn kinh phí được giao, nội dung hàng hóa, dịch vụ mua sắm cho một năm ngân sách hoặc giai đoạn thực hiện đối với từng nội dung, chủng loại hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền hướng dẫn tại Khoản 1.1, Mục II Công văn này, Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản phù hợp, theo đúng quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư số 68/2012/TT-BTC. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc lựa chọn hình thức đấu thầu không đúng quy định hoặc cố tình quyết định mua sắm tài sản, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không đảm bảo theo thẩm quyền hướng dẫn tại Khoản 1, Mục II Công văn này.
3.1. Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế
Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản theo hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 68/2012/TT-BTC và quy trình, thủ tục quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 Chương IV Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3.2. Chỉ định thầu
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp mua sắm tài sản quy định tại Điều 14 Thông tư số 68/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện chỉ định thầu phải đảm bảo theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3.3. Mua sắm trực tiếp
Các trường hợp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp và quy trình, thủ tục mua sắm trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3.4. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm
Các trường hợp được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh và quy trình, thủ tục chào hàng cạnh tranh thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3.5. Tự thực hiện
Các trường hợp được áp dụng hình thức tự thực hiện và quy trình, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
3.6. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt và quy trình, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Thẩm định trong đấu thầu gồm: Thẩm định kế hoạch đấu thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
4.1. Cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp
+ Tại BHXH cấp tỉnh, Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
+ Tại các đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị quyết định bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định.
b) Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trang bị trong phạm vi toàn Ngành: Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trang bị trong phạm vi đơn vị và đối với gói thầu mua sắm tài sản mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp
+ Tại BHXH cấp tỉnh, Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
+ Tại các đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị quyết định bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định.
- Thành viên thẩm định hồ sơ mời thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Trường hợp thành viên được giao trách nhiệm thẩm định hồ sơ mời thầu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 21/2010/TT-BKH và thành viên được giao trách nhiệm thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực thì đơn vị được giao thực hiện mua sắm tài sản tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, đơn vị được giao thực hiện mua sắm tài sản phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
4.2. Nội dung, thời gian thẩm định trong đấu thầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 37 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
5. Trình, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu
5.1. Trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
Trong đó, đối với các gói thầu mua sắm tài sản thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế, trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải có Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của Tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, theo mẫu quy định tại Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Cụ thể như sau:
a) Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Ban Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu.
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản mà thẩm quyền quyết định việc mua sắm đã được phân cấp
+ Tại BHXH cấp tỉnh, Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu.
+ Tại các đơn vị, bộ phận được giao thực hiện mua sắm có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để quyết định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu.
- Thành phần của Tổ chuyên gia đấu thầu tùy thuộc vào nội dung mua sắm tài sản của từng gói thầu và độc lập với thành phần của bộ phận thẩm định trong đấu thầu.
b) Điều kiện đối với thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu
Thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật Đấu thầu. Cụ thể:
- Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu.
- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu.
- Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu.
- Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
Thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia Bên mời thầu và ngược lại.
c) Quyền và nghĩa vụ của Tổ chuyên gia đấu thầu: Thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Đấu thầu. Cụ thể:
- Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo lưu ý kiến của mình.
- Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
d) Trường hợp thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu không đủ các điều kiện quy định tại Điểm b, Khoản 5.1, Mục II Công văn này, đơn vị, bộ phận được giao thực hiện mua sắm tài sản tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để thực hiện lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
5.2. Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 38 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
6. Thu, chi trong hoạt động đấu thầu
6.1. Nội dung chi, mức chi, nội dung thu và biên lai thu tiền thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 39 Thông tư số 68/2012/TT-BTC.
6.2. Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu
Các đơn vị khi tổ chức mua sắm được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Điều 39 Thông tư số 68/2012/TT-BTC để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí này không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy để chi và thanh quyết toán; trường hợp còn dư, được bổ sung kinh phí chi quản lý bộ máy của đơn vị.
6.3. Hạch toán thu, chi trong hoạt động đấu thầu
Các đơn vị phản ánh khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồn thu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hằng năm của đơn vị.
a) Khi thu tiền từ việc bán hồ sơ mời thầu, thu tiền bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 27 và Điều 55 Luật Đấu thầu, thu tiền cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, ghi:
Nợ tài khoản 111, 112
Có tài khoản 5118
b) Khi chi trả các chi phí cho quá trình đấu thầu, gồm: Chi lập hồ sơ mời thầu, chi đăng tin mời thầu; chi thuê thẩm định, chi cho hoạt động của tổ chuyên gia, chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu, ghi:
Nợ tài khoản 5118
Có tài khoản 111, 112
c) Khi hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu, ghi:
Nợ tài khoản 5118
Có tài khoản 111, 112
d) Sau khi hoạt động đấu thầu kết thúc, nếu nguồn kinh phí thu từ hoạt động đấu thầu không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu, được phép sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị để bù đắp chi phí vượt trội, ghi:
Nợ tài khoản 661
Có tài khoản 5118
Khoản chi phí vượt trội này được tập hợp vào tiểu mục 7799, mục 7750, tiểu nhóm 0132 - Các khoản chi khác.
đ) Sau khi hoạt động đấu thầu kết thúc, nếu nguồn kinh phí thu từ hoạt động đấu thầu sau khi trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động đấu thầu còn dư:
- Kết chuyển số thu lớn hơn số chi trong hoạt động đấu thầu, ghi:
Nợ tài khoản 5118
Có tài khoản 421
- Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị từ số chênh lệch số thu lớn hơn số chi trong hoạt động đấu thầu, ghi:
Nợ tài khoản 421
Có tài khoản 461
1. Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ công văn số 3662/BHXH-KHTC ngày 02/10/2007 của BHXH Việt Nam về việc thực hiện đấu thầu khi mua sắm, trang bị tài sản và Công văn số 4427/BHXH-KHTC ngày 26/11/2007 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện đấu thầu khi mua sắm, trang bị tài sản.
2. Các nội dung khác không hướng dẫn tại Công văn này thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc yêu cầu các đơn vị báo cáo về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1 Công văn 6367/BYT-KH-TC năm 2016 phổ biến nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên và trả lời vướng mắc trong thực hiện Thông tư 58/2016/TT-BTC do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 9176/BTC-HCSN năm 2016 phổ biến nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 292/QĐ-BHXH về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội
- 5 Thông tư 21/2010/TT-BKH hướng dẫn về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Thông tư 09/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 8 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 9 Quyết định 170/2006/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật Đấu thầu 2005
- 1 Công văn số 4427/BHXH-KHTC về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện đấu thầu khi mua sắm, trang bị tài sản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 9176/BTC-HCSN năm 2016 phổ biến nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 6367/BYT-KH-TC năm 2016 phổ biến nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên và trả lời vướng mắc trong thực hiện Thông tư 58/2016/TT-BTC do Bộ Y tế ban hành
- 4 Nghị định 09/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len