BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4548/BNN-QLCL | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2018 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 212/VPCP-KGVX ngày 06/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức kiểm tra, xác minh và công bố cho nhân dân về tình trạng nhiễm Aflatoxin trong ớt bột. Kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm Aflatoxin B1 vượt ngưỡng cho phép là 36,25%. Nguyên nhân là do việc bảo quản ớt nguyên liệu trước chế biến và thành phẩm ớt bột sau chế biến chưa tuân thủ đúng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Nhằm tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc (lạc, đậu, vừng, hạt tiêu, hạt điều...) để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thuộc Ủy ban:
1. Tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt bột khô và các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc sinh Aflatoxin gây hại đối với sức khỏe người sử dụng; vận động, tập huấn cho người dân và doanh nghiệp áp dụng các phương thức xử lý sau thu hoạch, chế biến, bảo quản thành phẩm sau chế biến theo đúng các quy định tại Luật ATTP (Mục c Khoản 2 Điều 10; Điều 20, Mục a Khoản 2 Điều 27), Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế (Điều 4, Điều 8) quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm; TCVN 2080:2007 - Ớt Chilli và ớt Capsicum, nguyên quả hoặc xay (dạng bột) - Các yêu cầu để hạn chế đến mức tối đa việc phát triển của nấm mốc sinh Aflatoxin.
2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành: Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Công Thương để tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo quản trong chế biến, nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng nông sản có nguy cơ nhiễm nấm mốc sinh Aflatoxin để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Trong quá trình triển khai, nếu có gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị Quý Ủy ban chỉ đạo các đơn vị được giao có văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để được phối hợp, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1763/QLCL-CL2 năm 2013 phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm sản phẩm bột ướt để làm bún do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2 Công văn 5249/BYT-ATTP năm 2013 phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất bún do Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 778/QLCL-CL1 tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 4 Công văn 2906/BNN-BVTV tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với giá đỗ, rau mầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Thông tư 15/2011/TT-BYT về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành
- 6 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Công văn 2906/BNN-BVTV tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với giá đỗ, rau mầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 778/QLCL-CL1 tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 3 Công văn 1763/QLCL-CL2 năm 2013 phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm sản phẩm bột ướt để làm bún do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4 Công văn 5249/BYT-ATTP năm 2013 phối hợp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất bún do Bộ Y tế ban hành