BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4614/BTNMT-ĐCKS | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2017 |
Kính gửi: | - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; |
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Công văn số 6667/VPCP-CN ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi toàn quốc năm 2016, trong đó có nội dung "Tổng kết việc thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi", Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề cương và kế hoạch tổng kết Chiến lược khoáng sản sau 6 năm triển khai. Việc tổng kết cần có sự tham gia phối hợp của các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng quản lý nhà nước, lập báo cáo tổng kết gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung báo cáo: thành lập theo đề cương, nội dung cụ thể đối với từng Bộ, ngành, địa phương được ghi tại bảng 1 (gửi kèm theo Công văn này);
- Thời gian: báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 10 năm 2017.
- Địa chỉ gửi báo cáo: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, số 6, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thông tin chi tiết liên hệ: ông Nguyễn Bá Minh, Vụ Địa chất, điện thoại: 0906.005.717; Email: nbminh_dcks@monre.gov.vn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mong nhận được sự hợp tác của các Bộ, ngành và các địa phương.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG TỔNG KẾT 6 NĂM THỰC HIỆN
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (từ 2012 đến 2017)
(Kèm theo Công văn số 4614/BTNMT-ĐCKS ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện Chiến lược khoáng sản
Nhu cầu của kinh tế - xã hội giai đoạn 2012-2017:
- Về thông tin địa chất
- Về nguyên liệu liệu khoáng
II. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược khoáng sản
II.1 Tình hình thực hiện các mục tiêu chiến lược khoáng sản
II. 1.1. Mục tiêu (a): Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Gồm 3 nội dung:
- Công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ.
- Công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển tỷ lệ 1/500.000.
- Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng đến độ sâu 500m, một số khu vực đến độ sâu 1.000m.
Mỗi tiểu mục nêu rõ các nội dung đã thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành so với mục tiêu đã được phê duyệt; những tồn tại và nguyên nhân.
II. 1.2. Mục tiêu (b): Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đối với các khoáng sản: Than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, sắt, chì - kẽm, đồng, thiếc, mangan, cromit, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác.
Đối với mỗi loại khoáng sản cần nêu rõ các kết quả thăm dò đã đạt được, mức độ hoàn thành so với mục tiêu đã được phê duyệt; những tồn tại và nguyên nhân.
II.1.3. Mục tiêu c): Khai thác khoáng sản gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Gồm 2 nội dung:
- Đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường;
- Đến năm 2020, hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
Đối với mỗi loại khoáng sản cần nêu rõ các kết quả thực hiện 2 nội dung trên, mức độ hoàn thành so với mục tiêu đã được phê duyệt; những tồn tại và nguyên nhân.
II.1.4. Mục tiêu d): về xuất khẩu khoáng sản. Gồm 2 nội dung:
- Chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn: Nêu tình hình xuất khẩu các loại khoáng sản có quy mô lớn: titan, bauxit, đá hoa,...; những vấn đề tồn tại và nguyên nhân.
- Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội: báo cáo tình hình quản lý các loại khoáng sản không xuất khẩu: quặng sắt, quặng đồng, quặng mangan, quặng cromit, và một số quặng kim loại có quy mô nhỏ, đá khối đối với đá hoa và đá ốp lát. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân.
II.1.5. Mục tiêu đ): Khuyến khích hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nước ngoài, ưu tiên các khoáng sản ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng nhưng thiếu hoặc không có.
Nêu các kết quả điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nước ngoài do các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện (thống kê danh mục các dự án đã được cấp phép, tình hình triển khai, kết quả). Những tồn tại và nguyên nhân.
II.2. Tình hình thực hiện các chính sách đã đề ra trong chiến lược
II.2.1. Chính sách bảo vệ, sử dụng và dự trữ tài nguyên khoáng sản
Nêu những kết quả đạt được, đánh giá mức độ hoàn thành so với chiến lược đề ra, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.
II.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ
Nêu những kết quả đạt được, đánh giá mức độ hoàn thành so với chiến lược đề ra, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.
II.2.3. Chính sách đầu tư
Nêu những kết quả đạt được, đánh giá mức độ hoàn thành so với chiến lược đề ra, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.
II.3. Tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong chiến lược
II.3.1. Quản lý và quy hoạch
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; nâng cao năng lực quản lý từ Trung ương đến địa phương;
Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản;
- Xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, tạo cơ chế và tái cấu trúc công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
- Xây dựng quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và phù hợp với định hướng của Chiến lược;
- Khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
II.3.2. Khoa học và công nghệ
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao;
- Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
- Nâng cao năng lực công nghệ khai thác hầm lò ở độ sâu lớn;
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm bảo vệ môi trường và không gây lãng phí tài nguyên.
II.3.3. Tài chính
- Hàng năm ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
- Điều chỉnh các chính sách tài chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản theo hướng chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản có quy mô lớn;
- Xây dựng cơ chế ưu đãi nghề phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo ổn định phát triển nguồn nhân lực cho điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
II.3.4. Bảo vệ môi trường
- Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường;
- Báo cáo công tác xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
III. Những giải pháp cấp bách để hoàn thành chiến lược khoáng sản
III. 1. Những nội dung sửa đổi, điều chỉnh chiến lược
III. 2. Những giải pháp bổ sung, điều chỉnh cần thực hiện để hoàn thành chiến lược
1. Các Bộ, ngành, địa phương lập báo cáo tổng kết theo phân công cụ thể về các nội dung liên quan (Bảng 1) gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) để tổng hợp, lập báo cáo.
Bố cục báo cáo được lập theo bố cục của đề cương nêu trên.
Thời gian gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 10 năm 2017.
2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập báo cáo tổng kết trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành: thời gian hoàn thành, nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2017.
II. Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản
1. Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường
2. Thành phần tham dự:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các Vụ chức năng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, VP Bộ,...
- Đại diện các Bộ: KHĐT, Tài chính, Công Thương, Xây dựng.
- Đại diện Chính phủ: VPCP,...
3. Dự kiến kinh phí:
3.1. Lập báo cáo
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: 500 triệu VNĐ. Nguồn ngân sách: từ ngân sách chi thường xuyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các Bộ, ngành, địa phương: chi phí lập báo cáo trích từ ngân sách chi thường xuyên.
3.2. Hội nghị tổng kết: 200 triệu VNĐ. Nguồn ngân sách: từ ngân sách chi thường xuyên của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 1. PHÂN CÔNG LẬP BÁO CÁO TỒNG KẾT
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (từ 2012 đến 2017)
Nội dung chính | Nội dung cụ thể | Đơn vị lập báo cáo | ||
I. Những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện Chiến lược khoáng sản | Nhu cầu của kinh tế - xã hội giai đoạn 2012-2017 | - Về thông tin địa chất - Về nguyên liệu liệu khoáng | - Các bộ, ngành, địa phương lập báo cáo trên cơ sở những nội dung liên quan | |
II. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược khoáng sản | II.1 Tình hình thực hiện các mục tiêu chiến lược | II.1.1. Mục tiêu (a): Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản | Công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ | Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN) |
Công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển | Bộ TNMT (Tổng cục Biển và Hải đảo VN) | |||
Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng đến độ sâu 500m, một số khu vực đến độ sâu 1.000m | Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN) | |||
II.1.2. Mục tiêu (b): Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đối với các khoáng sản | Than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, sắt, chì - kẽm, đồng, thiếc, mangan, cromit, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác | - Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN) - Bộ Công Thương; - Bộ Xây dựng | ||
II.1.3. Mục tiêu c): Khai thác khoáng sản gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao. | - Đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; - Đến năm 2020, hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng Loại khoáng sản. | - Bộ Công Thương; - Bộ Xây dựng (nguyên liệu xi măng, nguyên liệu ốp lát, vật liệu xây dựng thông thường) | ||
II.1.4. Mục tiêu d): về xuất khẩu khoáng sản | - Chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn: Nêu tình hình xuất khẩu các loại khoáng sản có quy mô lớn: titan, bauxit, đá hoa,...; những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. - Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - Xã hội: báo cáo tình hình quản lý các loại khoáng sản không xuất khẩu: quặng sắt, quặng đồng, quặng man gan, quặng cromit, và một số quặng kim loại có quy mô nhỏ, đá khối đối với đá hoa và đá ốp lát. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. | - Bộ Công Thương; - Bộ Xây dựng | ||
II.1.5. Mục tiêu đ): Khuyến khích hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nước ngoài | - Về điều tra, thăm dò khoáng sản | Bộ TNMT )Tổng cục ĐC&KS VN) | ||
- Về khai thác, chế biến khoáng sản | Bộ Công Thương; - Bộ Xây dựng | |||
II.2. Tình hình thực hiện các chính sách đã đề ra trong chiến lược | II.2.1. Chính sách bảo vệ, sử dụng và dự trữ tài nguyên khoáng sản | - Bảo vệ khoáng sản | Các địa phương | |
- Sử dụng khoáng sản | Bộ Công Thương | |||
- Dự trữ khoáng sản | Bộ TNMT) Tổng cục ĐC&KS VN) | |||
II.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ | - Về khai thác, chế biến khoáng sản | - Bộ Công Thương - Bộ Xây dựng | ||
- Về điều tra, thăm dò khoáng sản | Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN) | |||
II.2.3. Chính sách đầu tư | - Về điều tra, thăm dò khoáng sản | Bộ Kế hoạch - ĐT | ||
II.3. Tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong chiến lược | II.3.1. Quản lý và quy hoạch | - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; nâng cao năng lực quản lý từ Trung ương đến địa phương; | Bộ TNMT (Tổng cục ĐCKS VN, Vụ Pháp chế) | |
- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản | Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN; Tổng cục Môi trường) | |||
- Xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, tạo cơ chế và tái cấu trúc công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản | - Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN; Tổng cục Môi trường); - Bộ Công Thương. | |||
- Xây dựng quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và phù hợp với định hướng của Chiến lược | Bộ Công Thương; - Các địa phương | |||
- Khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia | Bộ TNMT (Tổng cục ĐC&KS VN) | |||
II.3.2. Khoa học và công nghệ | - Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao | Bộ TNMT, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương | ||
- Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản | Bộ TNMT, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương | |||
- Nâng cao năng lực công nghệ khai thác hầm lò ở độ sâu lớn | Bộ TNMT, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương | |||
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm bảo vệ môi trường và không gây lãng phí tài nguyên | Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng. | |||
II.3.3. Tài chính | - Hàng năm ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt | Bộ Tài chính | ||
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản | Bộ TNMT, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương | |||
- Điều chỉnh các chính sách tài chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản theo hướng chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản có quy mô lớn | Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính | |||
- Xây dựng cơ chế ưu đãi nghề phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo ổn định phát triển nguồn nhân lực cho điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản | Bộ TNMT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng | |||
II.3.4. Bảo vệ môi trường | -Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường; - Báo cáo công tác xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật | Bộ TNMT (Tổng cục Môi trường) | ||
III. Những giải pháp cấp bách để hoàn thành chiến lược khoáng sản | III.1 Những nội dung sửa đổi điều chỉnh chiến lược |
|
| Bộ TNMT, Bộ Công Thương, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, các địa phương |
III.2. Những giải pháp bổ sung, điều chỉnh cần thực hiện để hoàn thành chiến lược |
|
| Bộ TNMT, Bộ Công Thương, Bô KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, các địa phương | |
IV. Đề xuất, kiến nghị |
|
|
| Bộ TNMT, Bộ Công Thương, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, các địa phương |
- 1 Công văn 6667/VPCP-CN năm 2017 về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi toàn quốc năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật khoáng sản 2010
- 1 Công văn 5154/VPCP-KTN thực hiện Nghị quyết 13 NQ/TW về định hướng chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 7059/BTNMT-ĐCKS về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 02/NQ-TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành