Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 4646/BGDĐT-TCCB
V/v: báo cáo thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2010

 

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 09/02/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015.

Để triển khai việc xây dựng Thông tư liên Bộ hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo theo đề cương (kèm theo) và gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ), gửi qua địa chỉ Email: vmhai@moet.edu.vn trước ngày 20/9/2010 để tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr Nguyễn Thị Nghĩa (để b/c);
- Vụ trưởng Vụ TCCB (để b/c);
- Lưu VT, TCCB.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Trần Kim Tự

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TRẠNG MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÀ VIỆC THỰC HIỆN Ở TỈNH (THÀNH PHỐ)

( thời điểm báo cáo tháng 7 năm 2010)

(Kèm theo Công văn số: 4646 /BGDĐT-TCCB ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT)

I. Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non và đội ngũ, biên chế

1. Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non thuộc tỉnh (thành phố):

- Báo cáo thống kê số lượng cơ sở giáo dục mầm non thuộc tỉnh (thành phố)

(Mẫu 1);

- Đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non hiện có (đủ, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn).

2. Đội ngũ, biên chế:

- Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non thuộc tỉnh (thành phố) (Mẫu 2,3);

- Nhận xét về số lượng, chất lượng đội ngũ hiện có;

- Nhu cầu đội ngũ giáo viên dạy lớp mầm non năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 (Mẫu 4). Giải pháp của địa phương để ổn định đội ngũ, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn.

II. Đánh giá thực trạng hệ thống văn bản, quy định hiện hành của nhà nước về chính sách phát triển giáo dục mầm non; tình hình triển khai thực hiện ở tỉnh (thành phố).

Đánh giá thực trạng:

- Đánh giá thực trạng hệ thống văn bản, quy định hiện hành của nhà nước về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên cơ sở xem xét về số lượng, chủng loại văn bản, quy định đang có xem đã đủ hay còn thiếu, cần bổ sung thêm những loại văn bản gì, do cấp nào ban hành, lý do.

- Nội dung đánh giá tập trung vào các vấn đề:

+ Quy định về loại hình cơ sở (nhóm, trường, lớp), cơ chế quản lý và phân cấp quản lý;

+ Định mức biên chế, chế độ làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

+ Quy định về tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, đánh giá cán bộ, giáo viên;

+ Về chế độ, chính sách, bao gồm: Chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc…các danh hiệu tôn vinh nhà giáo; quy định về lương, phụ cấp, trợ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)…chỉ ra được ưu điểm, hạn chế của cơ chế và chính sách. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị bãi bỏ văn bản (nếu có, nêu đầy đủ tên, số, ký hiệu văn bản và lý do cụ thể).

2. Tình hình triển khai thực hiện ở tỉnh (thành phố):

- Đánh giá thông qua việc tổ chức quán triệt, nội dung cụ thể hóa, thể chế hóa văn bản, quy định của Trung ương, Bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non ở địa phương, những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót.

- Các chính sách của địa phương đã ban hành và kết quả thực hiện (nếu có).

- Thống kê số liệu cụ thể về thu nhập lương tháng, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) kinh phí đóng BHXH, BHYT của cán bộ quản lý, giáo viên ngoài biên chế nhà nước đang công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập, bán công (chưa chuyển đổi) trên địa bàn tỉnh (thành phố). Đề xuất phương án xếp lương theo thang bảng lương với đối tượng này (dựa trên số năm công tác đã đóng BHXH và căn cứ các quy định về quản lý viên chức làm cơ sở). Dự kiến nhu cầu kinh phí cần nhà nước hỗ trợ nếu thực hiện trả lương cho đối tượng này theo thang bảng lương của giáo viên mầm non (trong biên chế) (Mẫu 5);

- Thống kê số liệu cụ thể về thu nhập lương tháng, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) kinh phí đóng BHXH, BHYT của cán bộ quản lý, giáo viên ngoài biên chế nhà nước đang trực tiếp dạy các lớp mầm non năm tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập, bán công (chưa chuyển đổi) trên địa bàn tỉnh (thành phố). Đề xuất phương án xếp lương theo thang bảng lương với đối tượng này (dựa trên số năm công tác đã đóng BHXH và căn cứ các quy định về quản lý viên chức làm cơ sở). Dự kiến nhu cầu kinh phí cần nhà nước hỗ trợ khi thực hiện trả lương cho đối tượng này theo thang bảng lương của giáo viên mầm non (trong biên chế) có cùng trình độ đào tạo và nâng lương theo định kỳ, hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của nhà nước (Mẫu 6);

- Thống kê nguồn tài chính (đang thực hiện) của các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập, bán công (chưa chuyển đổi) trên địa bàn tỉnh (thành phố) để trả lương, phụ cấp, trợ cấp, đóng BHXH, BHYT và hưởng các chế độ chính sách khác đối với giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước (Mẫu 7); đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế (Mẫu 8).

- Giải pháp của địa phương để bảo đảm nguồn thu thực hiện việc trả lương cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, cơ sở giáo dục mầm non bán công (chưa chuyển đổi) theo thang bảng lương và nâng lương theo định kỳ, hưởng các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN