BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 465/CN-GSL | Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2016 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Phúc đáp Công văn số 2471/TCHQ-TXNK ngày 30/03/2016 của Tổng Cục Hải quan về việc xác định gia súc thuần chủng để nhân giống, Cục Chăn nuôi có ý kiến như sau:
1. Tại Công văn số 306/CN-GSL ngày 16/3/2016 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã có ý kiến với Tổng cục Hải quan về việc xác định trâu, bò thuần chủng để nhân giống.
2. Đối với ngựa, cừu và dê:
- Đối với đực giống: Lý lịch cần có số hiệu cá thể, tính biệt, ngày sinh, tên chủ nuôi gia súc hoặc tên trang trại nuôi gia súc và sức sản xuất của ông, bà, bố, mẹ. Mỗi cá thể thuộc các loại trên được cấp riêng một giấy xác nhận lý lịch giống.
- Đối với cái giống: Có thể cùng chung 1 bộ hồ sơ, song cần ghi rõ các thông tin về số hiệu cá thể, tính biệt, ngày sinh, tên chủ nuôi gia súc hoặc tên trang trại nuôi gia súc, sức sản xuất của bố, mẹ cho từng cá thể trong bộ hồ sơ đó;
- Hồ sơ lý lịch giống của ngựa, cừu và dê giống phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (có chữ ký của Hội, hoặc Hiệp hội hoặc đơn vị có chức năng xác nhận và chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng con giống). Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
3. Đối với lừa và la: Không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về ghi chép lý lịch giống:
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam phải có hồ sơ theo dõi giống theo điểm e, khoản 1, Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, trong đó có lý lịch giống của từng cá thể giống. Các thông tin chính thể hiện trên lý lịch giống vật nuôi bao gồm: số hiệu cá thể, tính biệt, ngày sinh, cấp giống, tên chủ nuôi gia súc, sức sản xuất của bố, mẹ, ông, bà.
- Giống vật nuôi không có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải ghi nhãn giống vật nuôi theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh giống vật nuôi, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trong đó, bao gồm: phải có hồ sơ theo dõi giống kèm theo.
5. Đối với lợn: Trong hóa đơn mua/bán hoặc lý lịch kèm theo con giống đó được thể hiện là giống cụ kỵ (GGP) hoặc giống ông bà (GP) hoặc giống bố mẹ (PS).
6. Nội dung kiểm tra các căn cứ để xác định các loài gia súc nêu trên là loại để nhân giống là kiểm tra hồ sơ lý lịch con giống đi kèm như đã nêu ở trên.
Trên đây là ý kiến của Cục Chăn nuôi gửi Tổng Cục Hải quan để làm căn cứ xác định gia súc sống để nhân giống./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2538/TCHQ-TXNK năm 2016 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 1671/TCHQ-TXNK năm 2016 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 10973/TCHQ-TXNK năm 2015 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 25/2015/TT-BNNPTNT về Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 6 Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 1 Công văn 10973/TCHQ-TXNK năm 2015 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 1671/TCHQ-TXNK năm 2016 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2538/TCHQ-TXNK năm 2016 xác định bò thuần chủng để nhân giống do Tổng cục Hải quan ban hành