BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4669/BKHĐT-TH | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương; |
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013 và các văn bản điều hành trong năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là các bộ, ngành và địa phương ) về tăng cường quản lý đầu tư, xử lý nợ đọng và triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2014-2015 và kế hoạch đầu tư nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2014 như sau:
Các bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ theo các quy định sau:
1. Chấn chỉnh và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
2. Đối với các dự án khởi công mới sử dụng nguồn vốn NSNN chưa phê duyệt Quyết định đầu tư hoặc đã phê duyệt Quyết định đầu tư, nhưng chưa được bố trí vốn:
a) Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án bảo đảm theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt.
b) Chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.
c) Đối với các dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư phần vốn ngân sách trung ương theo đúng mức vốn đã được thẩm định.
3. Đối với các dự án chuyển tiếp, đang triển khai dở dang đã được giao kế hoạch vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ cần thiết phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư thực hiện theo các quy định sau:
a) Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, phải rà soát các nội dung đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn trong phạm vi quản lý của ngân sách cấp mình.
b) Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực, phải rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do các nguyên nhân: biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng, thì phải trên cơ sở cân đối nguồn vốn sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định dừng những dự án không đảm bảo hiệu quả đầu tư, chưa thật cần thiết để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn.
c) Trong phạm vi cân đối ngân sách của cấp mình, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh dự án.
d) Việc điều chỉnh dự án phải đảm bảo hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn và khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ.
đ) Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong từng khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh theo quy định.
e) Theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013:
Ngân sách Trung ương không hỗ trợ cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu hoặc Quyết định đầu tư ghi trong các Quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ . Vì vậy, từ nay cho đến khi có chủ trương mới, các bộ, ngành và địa phương không đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính phủ điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.
4. Đối với những dự án có thể chuyển đổi hình thức đầu tư theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ : Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tr ực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước yêu cầu các chủ đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức rà soát các nội dung đầu tư và phê duyệt lại các dự án theo quy định hiện hành cho phù hợp với các quy định của pháp luật đố i với hình thức đầu tư mới ; đồng thời gửi quyết định đầu tư đã phê duyệt lại đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Tổng hợp danh mục các dự án phê duyệt Quyết định đầu tư trước khi ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg đã được Ngân sách Trung ương hỗ trợ, mặc dù không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư hỗ trợ, nhưng hiện nay khó có khả năng bố trí đủ phần hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, mà các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện:
a) Điều chỉnh giảm quy mô, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết theo khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách trung ươn g giai đoạn 2012-2015.
b) Giãn hoãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
c) Huy động các nguồn vốn khác để thực hiện.
6. Các cấp, các ngành tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu về lập dự án, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư.
II. Về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
1. Các bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng xây dựng cơ bản. Cụ thể như sau:
a) Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao.
b) Không yêu cầu các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư khi chưa được bố trí vốn kế hoạch hàng năm hoặc bỏ vốn đầu tư cao hơn mức vốn kế hoạch được giao, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
c) Không được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chưa được bố trí vốn . Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn và theo tiến độ, kế hoạch vốn được giao. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, phải tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
d) Lập và điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo tiến độ và kế hoạch vốn được phân bổ của từng dự án theo đúng quy định tại Điều 6, Luật Đấu thầu và khoản 3, Điều 10 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
đ) Không được sử dụng vốn ngân sách địa phương vay, bao gồm vốn vay theo quy định tại khoản 3, Điều 8, Luật NSNN; vốn vay nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước; các khoản vốn vay khác để bố trí cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.
e) Phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
2. Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản
Căn cứ các quy định về nợ đọng xây dựng cơ bản được nêu tại văn bản 9590/BKHĐT-TH ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị các bộ, ngành và địa phương báo cáo danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 và đến ngày 30 tháng 6 năm 2013 theo các biểu mẫu kèm theo, làm rõ nguyên nhân và giải pháp xử lý nợ đọng. Cụ thể:
a) Danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch, gồm:
- Danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đã hoàn thành, đã bàn giao sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
- Danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đang triển khai thực hiện sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
b) Danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án không thuộc kế hoạch nêu tại tiết a trên đây.
c) Đối với số nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012, báo cáo rõ số vốn kế hoạch năm 2013 đã bố trí để thanh toán số nợ này.
3. Làm rõ nguyên nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch và không thuộc kế hoạch.
4. Kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch và không thuộc kế hoạch.
5. Các giải pháp đã và sẽ thực hiện trong thời gian tới để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
III. CÁC QUY ĐỊNH BỐ TRÍ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Việc bố trí vốn để thực hiện dự án đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu hoặc các quyết định đầu tư điều chỉnh quy định tại các quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2012 và năm 2013 (dưới đây gọi tắt là quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép):
a) Đối với các dự án do các bộ, ngành cơ quan Trung ương quản lý: các bộ, ngành chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn khác để thực hiện đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép . Trường hợp dự án cấp thiết cần phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhưng không có khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện, cần cân đối kế hoạch vốn NSNN hàng năm để thực hiện phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Các dự án đầu tư do địa phương quản lý : các địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện đối với phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Cụ thể:
- Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương : Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ tối đa theo tỷ lệ quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc tiêu chí theo tổng mức đầu tư tại quyết định đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ: Ngân sách Trung ương không hỗ trợ cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do tăng quy mô theo quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép; không hỗ trợ cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư (bao gồm phần điều chỉnh tăng do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng) so với quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính ph ủ đã phê duyệt Quyết định đầu tư điều chỉnh (tính đến trước ngày ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ) tăng tổng mức đầu tư theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chấp thuận hỗ trợ Ngân sách Trung ương, nhưng Quyết định đầu tư điều chỉnh này chưa được giao trong các quyết định giao vốn đầu tư nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2012 và năm 2013: các bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệ m cân đối nguồn vốn ngân sách của bộ, ngành và địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Trường hợp không cân đối được các nguồn vốn khác, đề xuất các giải pháp xử lý ; đồng thời lập danh mục và nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Ngân sách Trung ương, bao gồm kế hoạch vốn hàng năm, ứng trước kế hoạch năm sau, dự phòng ngân sách trung ương và các nguồn vốn ngân sách trung ương khác không bố trí vốn cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các dự án chuyển tiếp điều chỉnh tổng mức đầu tư theo các quy định tại Mục I nêu trên.
B. CÁC GIẢI PHÁP QUY ĐỊNH BỔ SUNG TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NSNN VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2013
1. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA.
2. Thu hồi về ngân sách trung ương đối với:
a) Số vốn đầu tư nguồn Ngân sách trung ương kế hoạch năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 chưa phân bổ và giao kế hoạch tới các đơn vị cơ sở.
b) Số vốn đầu tư nguồn Ngân sách trung ương kế hoạch năm 2013 tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2013 phân bổ không đúng quy định.
c) Số vốn đầu tư nguồn Ngân sách trung ương kế hoạch năm 2013 phân bổ cho các dự án khởi công mới nhưng tính đến hết ng ày 30 tháng 6 năm 2013 chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư, chưa tổ chứ c đấu thầu hoặc triển khai thực hiện.
3. Hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2013 sang năm 2014.
4. Hạn chế tối đa việc đề xuất các khoản ứng trước vốn đầu tư nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2014.
Hiện nay số vốn ứng trước của các bộ, ngành và địa phương chưa có nguồn để hoà n trả là rất lớn . Để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và phù hợp với khả năng cân đối NSNN để hoàn trả các khoản vốn ứng trước trong các năm tới, đề nghị các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm các quy định về ứng trước vốn NSNN đã được quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 09/CT-TTg và Thông báo số 196/TB-VPCP. Cụ thể:
a) Đối với vốn đầu tư nguồn NSNN
Chỉ đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép ứng trước những dự án thật sự cấp bách, đã giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2013; xác định rõ khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch năm 2014 để hoàn trả các khoản vốn ứng trước này.
b) Đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương
- Chỉ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước đối với các dự án thật sự cần thiết, cấp bách, đã giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2013 được giao, nhưng cần ứng trước vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm đưa vào sử dụng.
- Mức vốn đề xuất ứng trư ớc phải phù hợp với mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn 2014-2015 nguồn ngân sách trung ương được các bộ, cơ quan, địa phương dự kiến phân bổ cho từng dự án cụ thể.
- Chịu trách nhiệm bố trí vốn để thu hồi các khoản ứng trước nêu trên trong kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014.
c) Đối với nguồn trái phiếu Chính phủ
- Chỉ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước đối với các dự án thật sự cần thiết, cấp bách, đã giải ngân hết kế hoạ ch vốn năm 2013 được giao, nhưng cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm đưa vào sử dụng.
- Mức vốn đề xuất ứng trước không được vượt quá mứ c vốn kế hoạch năm 2014-2015 còn lại của từng dự án sau khi trừ đi số vốn trái phiếu Chính phủ đã ứng trước từ năm 2011 trở về trước chưa bố trí kế hoạch các năm trước để thu hồi (nếu có).
- Chịu trách nhiệm bố trí vốn để thu hồi các khoản ứng trước nêu trên trong kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014.
C. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
Các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ NSNN tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 và năm 2013 theo các nội dung dưới đây:
1. Tập trung đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, nêu rõ:
a) Những kết quả cụ thể trong việc thực hiện các nguyên tắc bố trí vốn tập trung cho các dự án trong giai đoạn 2011-2013, gồm: thanh toán nợ XDCB; bố trí vốn cho các dự án hoàn thành các năm trước và trong năm kế hoạch; số dự án chuyển tiếp phải giãn hoãn, bố trí vốn đến điểm dừng kỹ thuật. Số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư; số dự án khởi công mới. Các kết quả nói trên phải có phân tích, so sánh giữa các năm, trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg và sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg .
b) Những kết quả trong việc bố trí vốn NSNN kế hoạch năm 2013 so với các năm trước: số dự án hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2012; hoàn thành năm 2013; số dự án chuyển tiếp phải giãn hoãn, bố trí vốn đến điểm dừng kỹ thuật. Số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư; số dự án khởi công mới.
Các kết quả nói trên phải có phân tích, so sánh với năm 2012.
2. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư từ NSNN 6 tháng đầu năm 2013 và ước thực hiện cả năm 2013 theo từng ngành, lĩnh vực và các dự án cụ thể.
3. Tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải ph áp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương.
4. Kết quả huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư khác quản lý qua ngân sách, như: xổ số kiến thiết, một số loại phí trong 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2013.
5. Những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư; giữa yêu cầu quản lý tập trung thống nhất và tạo sự chủ động của các cấp, các ngành và cơ sở quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. Nguyên tắc, tiêu chí bố trí kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014
Trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2014-2015; căn cứ những đặc điểm, điều kiện thực tế trong từng ngành, từng địa phương để sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư và thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:
1. Kế hoạch đầu tư năm 2014 phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 trong phạm vi cả nước, trong từng ngành, từng lĩnh vực và từng vùng, từng địa phương. Gắn việc xây dựng Kế hoạch đầu tư năm 2014 với việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
2. Xác định rõ mục tiêu và các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch đầu tư năm 2014 phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2014-2015. Các bộ, ngành, địa phương phải căn cứ vào các mục tiêu và định hướng phát triển chung của cả nước trong 5 năm 2011 - 2015, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN và các nguồn vốn khác giai đoạn 2014-2015; những đặc điểm, điều kiện thực tế trong từng ngành, từng địa phương để xác định mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư. Trên phạm vi cả nước, trong năm tới tập trung đầu tư nhằm hướng tới thực hiện bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, mạng lưới điện, phát triển đô thị, phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, giảm nghèo, y tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn khác,…
3. Phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
4. Kế hoạch đầu tư năm 2014 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ NSNN theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư.
5. Việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2014 cho các dự án phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Thực hiện theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương.
- Tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của các ngành, các địa phương.
- Trong từng ngành, lĩnh vực, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2014); vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các dự án sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành, phát huy hiệu quả.
- Bố trí đủ vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước đến thời gian hoàn trả ngân sách nhà nước để giảm gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước.
- Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt và thanh toán nợ xây dựng cơ bản. Đối với các dự án chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. Việc bố trí vốn phải đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.
- Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách khi:
+ Đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước.
+ Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.
+ Quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Dự án phả i hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 31 tháng 10 năm 2013.
- Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Các địa phương không được sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu nguồn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án sử dụng vốn vay ngân sách địa phương chưa thẩm định vốn hoặc phê duyệt phần vốn ngân sách trung ương cao hơn mức đã thẩm định.
- Các bộ, ngành và địa phương không được bố trí vốn ngân sách trung ương cho phần tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư quy định tại các quyết định giao vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ.
6. Việc phân bổ vốn thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015.
7. Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư năm 2014.
8. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư phải tổ chức thảo luận lấy ý kiến các cấp, các tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững.
III. Xây dựng danh mục và bố trí vốn NSNN cho từng dự án kế hoạch năm 2014
1. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương,
bao gồm vốn đầu tư cho các bộ, ngành ở Trung ương, vốn bổ sung có mục tiêu của Ngân sách Trung ương cho các địa phương:
Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và khả năng cân đối vốn đầu tư nêu trên, các bộ, ngành, địa phương dự kiến danh mục dự án và mức vốn cho từng dự án theo đúng các nguyên tắc nêu tại Mục II nêu trên.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách của địa phương, vốn xổ số kiến thiết và các nguồn vốn có tính chất ngân sách nhà nước
Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ các nguồn vốn trên và văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức rà soát và dự kiến phương án bố trí vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương, vốn xổ số kiến thiết (bao gồm cả danh mục các dự án khởi công mới) năm 2014 phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo đúng các nguyên tắc quy định tại Mục II nêu trên, bảo đảm bố trí vốn tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
3. Xử lý đối với các dự án chuyển tiếp không bố trí được kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2014
Đối với các dự án đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nhưng không bố trí được vốn kế hoạch đầu tư năm 2014 thực hiện phân loại và xử lý như sau:
- Đối với các dự án có khả năng chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác: các bộ, ngành, địa phương đánh giá, phân tích và lập danh mục các dự án có khả năng chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác như: BOT, BT, PPP,...
- Đối với các dự án không thể chuyển đổi được sang các hình thức đầu tư khác, các bộ, ngành và địa phương:
+ Điều chỉnh, cắt giảm các hạng mục đầu tư, điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn.
+ Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc bố trí vốn để thanh toán khối lượng đã thực hiện và thi công đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý để phát huy hiệu quả phần vốn đã đầu tư.
D. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2014
Các bộ, ngành, các địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư từ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2013, trong đó đánh giá chi tiết tình hình th ực hiện kế hoạch năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và ước thực hiện kế hoạch năm 2013, gồm:
1. Báo cáo tình hình rà soát và điều chỉnh giảm quy mô dự án và giảm tổng mức đầu tư tương ứng đối với danh mục các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phù hợp với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ giao và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện. Trong đó tách riêng phần tổng mức đầu tư đối với các hạng mục chưa khởi công phải giãn hoãn tiến độ thực hiện sang giai đoạn sau.
2. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ các năm 2012-2013, trong đó chi tiết tình hình thực hiện và giải ngân 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2013.
3. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư khác năm 2013 để bổ sung cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa được bố trí đủ vốn.
4. Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ nhưng chưa bố trí kế hoạch thu hồi.
5. Những kết quả đạt được và các tồn tại hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012, thực hiện 6 tháng và dự kiến cả năm 2013.
II. Dự kiến điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015
Trên cơ sở kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012 và ước thực hiện cả năm 2013, bộ, ngành và địa phương nào có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giữa các dự án trong từng ngành, lĩnh vực tổng hợp đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc sau:
a) Chỉ được phép điều chỉnh mức vốn trái phiếu Chính phủ:
- Cho các dự án thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Đã bố trí đủ vốn để thu hồi các khoản vốn trái phiếu Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước từ năm 2011 trở về trước, nhưng chưa bố trí kế hoạch các năm sau để thu hồi.
b) Mức vốn trái phiếu Chính phủ điều chỉnh giữa các dự án không được vượt quá tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 theo từng ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
c) Không được phép điều chỉnh mức vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015:
- Cho phần điều chỉnh tăng quy mô hoặc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Điều chỉnh mức vốn của dự án thuộc ngành, lĩnh vực này sang dự án thuộc ngành, lĩnh vực khác.
d) Việc điều chỉnh mức vốn phải bảo đảm hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư, không gây thất thoát, lãng phí.
III. Dự kiến kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014
Trên cơ sở kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ giao và tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012-2013, các bộ và địa phương dự kiến kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 theo hướng:
a) Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013;
b) Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư).
c) Bố trí đủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2014 để thu hồi các khoản vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước trong năm 2013. Riêng đối với số vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước từ năm 2011 trở về trước, nhưng chưa bố trí vốn kế hoạch năm 2012, 2013 để thu hồi ; trong năm 2014 để tập trung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các dự án đã thực hiện, các bộ, ngành và địa phương không bố trí kế hoạch vốn trái phiếu năm 2014 để thu hồi các khoản vốn trái phiếu Chính phủ ứng trước này.
d) Mức vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2014 bố trí cho từng dự án không được vượt quá số vốn kế hoạch năm 2014-2015 còn lại của từng dự án sau khi trừ đi số vốn trái phiếu Chính phủ đã ứng trước năm 2011 chưa bố trí kế hoạch các năm trước để thu hồi (nếu có).
đ) Các bộ và địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác của Nhà nước và huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ triển khai dở dang nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
Đ. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2013 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ và các quy định tại văn bản hướng dẫn này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư theo tiến độ sau:
1. Các bộ, ngành và địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ theo các hướng dẫn nêu trên và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2014; Kế hoạch đầu tư từ trái phiếu Chính phủ năm 2014 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2013.
2. Trong tháng 8 năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kế hoạch đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2014; Kế hoạch đầu tư từ trái phiếu Chính phủ năm 2014 (nếu cần thiết).
3. Trước ngày 10 tháng 9 năm 2013, căn cứ kết quả thảo luận tại điểm 2 nêu trên, các bộ, ngành và địa phương hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2014 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2014 trình Chính phủ trong tháng 9 năm 2013.
5. Trước ngày 31 tháng 10 năm 2013, căn cứ kế hoạch đầu tư phát triển trình Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến mức kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2014; kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 cho các bộ, ngành, địa phương.
6. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2013 đến ngày 20 tháng 11 năm 2013, các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tổng mức vốn được thông báo, dự kiến mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 11 năm 2013.
7. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 20 tháng 12 năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ.
8. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2013, các bộ, ngành và địa phương giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ năm 2014 cho các cấp, các ngành và các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện.
II. Về xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
Đề nghị các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào các yêu cầu và hướng dẫn nêu trên tổ chức rà soát và báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 và tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013 gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Căn cứ vào các yêu cầu và hướng dẫn nêu trên, đề nghị các bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát và báo cáo về tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án sử dụng vốn Ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính phủ gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2 bản), Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 9 năm 2013 (kèm theo quyết định đầ u tư điều chỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Ngoài nội dung báo cáo chính theo hướng dẫn tại văn bản này, đề nghị các bộ, ngành và địa phương báo cáo đầy đủ các thông tin, số liệu trong các biểu mẫu kèm theo.
Báo cáo gửi bằng văn bản và gửi qua thư điện tử theo địa chỉ thktqd@mpi.gov.vn.
Do việc triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư trong thời gian ngắn, khối lượng công việc khá lớn với nhiều nội dung mới, trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để quán triệt và thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO
(Kèm theo văn bản số 4669/BKHĐT-TH ngày 5 tháng 7 năm 2013)
1. Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước báo cáo:
- Biểu mẫu số 1: Tổng hợp tình hình giao và thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011-2013 của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
- Biểu mẫu số 2: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước) năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014.
- Biểu mẫu số 3: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ vốn ODA (vay, viện trợ) nguồn NSNN kế hoạch năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014.
- Biểu mẫu số 4: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 vốn đầu tư từ NSNN cho các khoản chi thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
- Biểu mẫu số 8: Dự kiến bố trí vốn đầu tư từ NSNN kế hoạch năm 2014 để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước).
- Biểu mẫu số 9: Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án ứng trước vốn đầu tư ngân sách trung ương đến nay chưa bố trí nguồn để thu hồi.
- Biểu mẫu số 10: Tổng hợp tình hình thực hiện vốn chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2013; nhu cầu 2 năm 2014-2015 và năm 2014.
- Biểu mẫu số 11: Dự kiến kế hoạch giai đoạn 2014-2015 thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo:
- Biểu mẫu số 3: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ vốn ODA (vay, viện trợ) nguồn NSNN kế hoạch năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014.
- Biểu mẫu số 4: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 vốn đầu tư từ NSNN cho các khoản chi thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
- Biểu mẫu số 5: Ước tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của địa phương.
- Biểu mẫu số 6: Tổng hợp tình hình giao và thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011-2013 của các địa phương.
- Biểu mẫu số 7: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu Ngân sách Trung ương (vốn trong nước) năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014.
- Biểu mẫu số 8: Dự kiến bố trí vốn đầu tư từ NSNN kế hoạch năm 2014 để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước).
- Biểu mẫu số 9: Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án ứng trước vốn đầu tư ngân sách trung ương đến nay chưa bố trí nguồn để thu hồi.
- Biểu mẫu số 10: Tổng hợp tình hình thực hiện vốn chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2013; nhu cầu 2 năm 2014-2015 và năm 2014.
- Biểu mẫu số 11: Dự kiến kế hoạch giai đoạn 2014-2015 thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Các bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Xây dựng, Y tế và các địa phương báo cáo:
- Biểu mẫu số 12: Ước tình hình thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014.
- Biểu mẫu số 13: Dự kiến bố trí vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2014 để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
- Biểu mẫu số 14: Tình hình thực hiện và giải ngân các dự án ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ đến nay chưa bố trí nguồn để thu hồi.
- Biểu mẫu số 26: Dự kiến đề xuất điều chỉnh mức vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
III. Tổng hợp tình hình xử lý nợ đọng XDCB
Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và địa phương báo cáo
- Biểu mẫu số 15: Tổng hợp tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 của các bộ, ngành và địa phương.
- Biểu mẫu số 16: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước) tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.
- Biểu mẫu số 17: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.
- Biểu mẫu số 18: Tổng hợp tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến này 30 tháng 6 năm 2013 của các bộ, ngành và địa phương.
- Biểu mẫu số 19: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước) tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013.
- Biểu mẫu số 20: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013
IV. Danh mục các dự án phải đình hoãn
Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và địa phương báo cáo
- Biểu mẫu số 21: Danh mục và tình hình thực hiện các dự án phải đình hoãn sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước).
- Biểu mẫu số 22: Danh mục và tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải đình hoãn.
1. Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước báo cáo
- Biểu mẫu số 23: Danh mục các dự án sử dụng kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong nước) không điều chỉnh tổng mức đầu tư ban đầu, nhưng không cân đối được nguồn vốn NSNN năm 2014 để thực hiện.
- Biểu mẫu số 25: Danh mục các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 điều chỉnh cắt giảm hạng mục, giảm tổng mức đầu tư theo mức vốn trái phiếu Chính phủ được giao.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo
- Biểu mẫu số 24: Danh mục các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu NSTW (vốn trong nước) không điều chỉnh tổng mức đầu tư ban đầu, nhưng không cân đối được nguồn vốn NSTW kế hoạch năm 2014 để thực hiện.
- Biểu mẫu số 25: Danh mục các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 điều chỉnh cắt giảm hạng mục, giảm tổng mức đầu tư theo mức vốn trái phiếu Chính phủ được giao.
Các biểu mẫu nêu trên có thể tải về tại địa chỉ www.mpi.gov.vn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1 Công văn 1368/TTg-V.III năm 2013 triển khai Chỉ thị 25-CT/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 6254/BGTVT-KHĐT xây dựng kế hoạch năm 2014 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 2364/LĐTBXH-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Công văn 2365/LĐTBXH-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2013 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Chỉ thị 09/CT-TTg tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn 9590/BKHĐT-TH về báo cáo nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục dự án phải đình hoãn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10 Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 14 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 15 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 16 Luật Đấu thầu 2005
- 17 Luật xây dựng 2003
- 18 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Công văn 1368/TTg-V.III năm 2013 triển khai Chỉ thị 25-CT/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 6254/BGTVT-KHĐT xây dựng kế hoạch năm 2014 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 2364/LĐTBXH-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Công văn 2365/LĐTBXH-KHTC năm 2013 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Công văn 3965/BGDĐT-KHTC năm 2013 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành