- 1 Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 4165/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023 phê duyệt danh mục mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Đợt 2) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4722/BNN-VPĐP | Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: ……………………………………………………....
Triển khai Chương trình Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, sau đây gọi là Chương trình 925), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quyết định số 1796/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/5/2023, 4165/QĐ-BNN-VPĐP ngày 10/10/2023 và 859/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/3/2024 về phê duyệt danh mục mô hình thí điểm thuộc Chương trình 925. Qua quá trình thực hiện, tổng hợp kiến nghị của một số địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ một số nội dung xây dựng mô hình thuộc Chương trình 925 để các địa phương tham khảo thực hiện, cụ thể:
1. Về kinh phí triển khai mô hình
- Kinh phí thực hiện mô hình, bao gồm: Kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được phân bổ cho địa phương; kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương (Kinh phí của tỉnh, huyện, xã) và kinh phí huy động hợp pháp khác (dân đóng góp, xã hội hóa, tín dụng...).
- Tỷ lệ vốn đối ứng thực hiện mô hình thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
2. Về trình tự và nội dung từng bước thực hiện
- Căn cứ vào mục tiêu, tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và nguồn vốn ngân sách được phân bổ; căn cứ vào danh mục mô hình thí điểm đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt UBND tỉnh tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ giao Sở, ngành chuyên môn chủ trì (thường là Sở NN&PTNT), phối hợp với các Sở, ngành liên quan (thường là Sở KHĐT, Sở Tài chính)[1] tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch triển khai Chương trình 925. Trong đó cần xác định rõ về chủ trương, nội dung, kinh phí thực hiện xây dựng mô hình thí điểm của Trung ương.
- Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch, chủ trương, định mức, kinh phí thực hiện mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 925), UBND tỉnh có Quyết định giao đơn vị chủ trì thực hiện xây dựng mô hình.
- Sau khi có Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện tổ chức phê duyệt kế hoạch/Dự án thực hiện chương trình thí điểm xây dựng mô hình và triển khai các bước tiếp theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.
3. Về triển khai xây dựng mô hình thí điểm
- Sau khi đã được phê duyệt dự án/kế hoạch và dự toán chi tiết, các đơn vị quản lý mô hình chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các nội dung đã được phê duyệt đảm bảo hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các lớp tập huấn để giới thiệu, nhân rộng và hướng dẫn thực hiện mô hình trên địa bàn tỉnh.
4. Về công tác tổng hợp, kiểm tra, giám sát kết quả xây dựng mô hình
- Dự án/kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các địa phương, đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Nhà B9, số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) để tổng hợp, theo dõi và phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng hợp kết quả thực hiện mô hình; định kỳ hàng năm, gửi báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đột xuất theo yêu cầu.
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan tiến hành hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai các mô hình thí điểm của Trung ương theo định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất.
- Đối với trường hợp dừng thực hiện mô hình thí điểm, UBND tỉnh chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc phân bổ, sử dụng kinh phí từ ngân sách trung ương đã được phân bổ thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung của Chương trình 925 và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư…) để trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch/đề án/dự án thực hiện mô hình của UBND huyện.
- 1 Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 4165/QĐ-BNN-VPĐP năm 2023 phê duyệt danh mục mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Đợt 2) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành