BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/TCKTTV-DBQG | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích băng ở các cực liên tục giảm và nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2010-2019 và 5 năm gần đây có nhiệt độ cao nhất trong 140 năm qua. Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office), năm 2020 sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu tăng có thể tăng 1,10C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất 1 năm nữa kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 sẽ khốc liệt, phức tạp, khó lường. Ở Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường như: Mưa to kèm dông lốc, mưa đá liên tục xảy ra ở các tỉnh phía Bắc vào các thời điểm rất hiếm khi xảy ra, thậm chí chưa từng xảy ra. Hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở Nam Bộ, Trung Bộ.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường dự báo, cảnh báo sớm, dài hạn về khí tượng thủy văn, mặc dù còn có những tính bất định trong kết quả của các mô hình dự báo khí tượng thủy văn hạn dài nhưng để phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành và địa phương, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) xin cung cấp nhận định sớm về khả năng diễn biến phức tạp của mùa mưa, bão, lũ năm 2020 như sau:
1. Nhận định về diễn biến mùa bão năm 2020
Mùa bão năm 2020 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Dự báo khả năng có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Như vậy, số lượng bão năm 2020 dự báo ở mức xấp xỉ TBNN, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng nửa cuối năm 2020.
2. Nhận định về diễn biến mưa lớn, lũ năm 2020
Mưa lớn tập trung nhiều vào giai đoạn cuối năm, tập trung ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Tổng lượng mưa (TLM) tại khu vực phía Tây Bắc Bộ từ tháng 6-9/2020 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, riêng tháng 5 và tháng 10/2020 ở mức thấp hơn từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ. Khu vực phía Đông Bắc Bộ TLM các tháng 5, tháng 7, tháng 8 và tháng 10/2020 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN; các tháng 6 và tháng 9/2020 phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN từ 10-25%.
Lượng mưa ở khu vực Trung Bộ có xu hướng thấp hơn TBNN vào đầu mùa (-20-40%), xấp xỉ TBNN vào giữa mùa và cao hơn TBNN vào cuối mùa (+15-30%).
Mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có khả năng đến muộn hơn so với trung bình, do vậy tình trạng ít mưa và khô hạn còn tiếp diễn cho tới nửa đầu tháng 5/2020. Từ tháng 6-9/2020 lượng mưa có xu hướng gia tăng trên khu vực và phổ biến ở mức xấp xỉ với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Đến tháng 10/2020 TLM trên toàn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 15-30% so với TBNN cùng thời kỳ và khả năng cao mùa mưa sẽ kết thúc muộn hơn so với TBNN.
Đỉnh lũ năm các sông Bắc Bộ phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, các sông suối nhỏ từ BĐ2-BĐ3, riêng hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình ở mức dưới BĐ1.
Trên các sông ở khu vực Tây Nguyên mùa lũ đến muộn hơn TBNN, các sông ở Trung Bộ tương đương TBNN. Đỉnh lũ năm 2020, trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên ở mức cao hơn năm 2019. Đỉnh lũ năm vùng hạ lưu các sông ở Bắc Trung Bộ ở mức BĐ1-BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ TBNN; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, một số sông trên BĐ3, tương đương đỉnh lũ TBNN.
Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm 2020, trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận xảy ra vào tháng 8, 9/2020; trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9, 10/2020; trên các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10 và 11/2020.
Trong năm 2020, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm tại Đồng bằng Nam Bộ. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc ở mức BĐ1-BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2-0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào nửa cuối tháng 9/2020.
3. Một số đánh giá về diễn biến hạn và lũ giai đoạn 1993-2020
Các nhận định vào thời điểm này của các mô hình dự báo về đỉnh lũ trong mùa lũ trên các hệ thống sông như báo cáo ở trên hầu hết sẽ ở mức TBNN, tuy nhiên các số liệu thống kê về các năm hạn nặng và lũ lớn trong khoảng 20 năm qua cho thông tin ban đầu về diễn biến lũ trong mùa lũ năm nay và năm 2021.
Trong hơn 20 năm vừa qua, ở nước ta đã xuất hiện 10 đợt hạn hán trên diện rộng trong các năm: 1993-1994, 1994-1995, 1995-1996, 1997-1998, 2001-2002, 2004-2005, 2006-2007, 2009-2010, 2015-2016 và 2019-2020.
Trong các năm kể trên, lũ lịch sử đã xuất hiện trên sông Đà năm 1996, sông Gianh, sông Thu Bồn năm 2007 và sông Hoàng Long năm 2017; lũ lớn diện rộng trên nhiều sông đã xuất hiện trong các năm 1996, 2002, 2005, 2006, 2008, 2010, 2016, 2017, cho thấy mối liên hệ nhất định giữa các năm lũ lớn xuất hiện vào mùa lũ ngay sau năm có hạn hán nặng.
Đặc biệt, trong 15-20 năm qua, xuất hiện 04 đợt hạn nặng với chu kỳ lặp lại khoảng 5 năm và sau đó đều xuất hiện lũ lớn diện rộng:
- Năm 2006 (sau đợt hạn 2004-2005), xuất hiện lũ lớn trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Định, đỉnh lũ 6/9 sông trên BĐ3.
- Năm 2010 (sau đợt hạn 2009-2010), lũ lớn xuất hiện từ Nghệ An đến Ninh Thuận, đỉnh lũ 8/9 sông trong khu vực trên BĐ3.
- Năm 2016 (sau đợt hạn kỷ lục 2015-2016), xuất hiện lũ lớn diện rộng từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, đỉnh lũ 6/9 sông trong khu vực trên BĐ3.
Với dấu hiệu thống kê như vậy, có cơ sở để nhận định về tính phức tạp theo hướng lũ lớn trên các hệ thống sông trong mùa lũ năm nay và năm 2021.
Kính đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp song song với công tác phòng, chống thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay cần sớm rà soát các phương án ứng phó bão, mưa, lũ lớn để chủ động hơn trong công tác phòng chống.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, đánh giá diễn biến và sớm có cảnh báo chi tiết khi có dấu hiệu phát sinh hình thế thời tiết, thủy văn nguy hiểm.
Trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 1666/QĐ-BTNMT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với Đề mục Khí tượng thủy văn (Đề mục số 2 Chủ đề 27) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Chỉ thị 1786/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Chỉ thị 91/CT-TWPCTT về tăng cường công tác đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2019 do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành
- 4 Chỉ thị 1948/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Chỉ thị 1948/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Chỉ thị 91/CT-TWPCTT về tăng cường công tác đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2019 do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành
- 3 Chỉ thị 1786/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 1666/QĐ-BTNMT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với Đề mục Khí tượng thủy văn (Đề mục số 2 Chủ đề 27) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành