BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4830/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 07/4/2002, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất xăng, dầu và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng, dầu. Theo đó, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện một số nội dung tại Thông tư số 70/2009/TT-BTC nêu trên như sau:
Về nguyên tắc, thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất xăng, dầu và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng, dầu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 70/2009/TT-BTC ngày 07/4/2009 của Bộ Tài chính và Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, do kinh doanh xăng, dầu là loại hình kinh doanh đặc thù, nhạy cảm nên Tổng cục hướng dẫn rõ một số nội dung sau đây:
1.1. Ngoài các công việc thực hiện theo quy định, tại công việc thứ 5 “In lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan”, nếu Hệ thống xác định “kiểm tra sơ bộ hồ sơ” thì công chức đề xuất “kiểm tra chi tiết hồ sơ”.
1.2. Trường hợp miễn kiểm tra thực tế xăng, dầu thì công chức chưa ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” và thông quan lô hàng mà chờ thương nhân nộp chứng thư giám định khối lượng, chủng loại xăng, dầu và giấy xác nhận chất lượng (đối với loại xăng, dầu thuộc danh mục kiểm tra chất lượng); công chức căn cứ nội dung kết luận tại các chứng từ nêu trên để ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” và thông quan lô hàng nếu xăng, dầu phù hợp với nội dung khai báo hải quan của người khai hải quan.
Trường hợp xăng, dầu không phù hợp với nội dung khai báo hải quan của người khai hải quan thì công chức đề xuất xử lý và trình lãnh đạo Chi cục xem xét.
1.3. Trường hợp phải kiểm tra thực tế xăng, dầu thì công chức bước 1 chuyển hồ sơ cho công chức bước 2.
2.1. Tiếp nhận hồ sơ từ công chức bước 1 và thực hiện các công việc theo quy định.
2.2. Giám sát việc lấy mẫu xăng, dầu đối với loại xăng, dầu thuộc danh mục kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính. Trình lãnh đạo Chi cục ký tạm giải phóng hàng lên ô 37 của tờ khai nhập khẩu.
2.3. Căn cứ nội dung kết luận tại chứng thư giám định khối lượng, chủng loại xăng, dầu và giấy xác nhận chất lượng (đối với loại xăng, dầu thuộc danh mục kiểm tra chất lượng) để ghi kết quả kiểm tra thực tế xăng, dầu theo quy định hiện hành.
Quá trình thực hiện có vướng mắc phát sinh, vượt thẩm quyền giải quyết đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời Tổng cục Hải quan để có chỉ đạo.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 1171/QĐ-TCHQ năm 2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 70/2009/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất xăng, dầu và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng, dầu do Bộ Tài chính ban hành