Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49005/CT-TTHTr
V/v trả lời chính sách thuế.

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2016

 

Kính gửi: Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam
(Đ/C: S 11, ngõ Núi Trúc, Ba Đình, TP Hà Nội
MST: 0102365666

Trả lời công văn số 77/CV-NHNVK ngày 14/6/2016 của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.

+ Tại Điều 18 quy định về quyền tác giả:

“Quyền tác giả đi với tác phm quy định tại Luật này bao gồm quyn nhân thân và quyền tài sản.”

+ Tại Điều 19 quy định về quyền nhân thân.

+ Tại Điều 20 quy định về quyền tài sản.

+ Tại Điều 21 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu:

“1… Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đi với tác phẩm sân khu được hưởng các quyn quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.

Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật đ sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyn lợi vật cht khác theo thỏa thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.”

+ Tại Điều 39 quy định về chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả:

“1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, tr trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

+ Tại khoản 1 Điều 45 quy định về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan:

 “1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.”

+ Tại khoản 1 Điều 47 quy định về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một s hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điu 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.”

+ Tại Chương V phần Một quy định về chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan.

- Căn cứ Chương III Bộ luật Lao động số 10/2012/QH được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012 quy định về Hợp đồng lao động

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân quy định về việc khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Tại khoản 2 Điều 2 quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động”

+ Tại khoản 7 Điều 2 quy định về thu nhập từ bản quyền:

Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyn sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau:

a) Đi tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:

a.1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đi tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.

+ Tại Điều 7 quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.

+ Tại khoản 2 Điều 8 quy định về xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

+ Tại Điều 13 quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền.

+ Tại khoản 1 Điều 25 quy định về khấu trừ thuế:

“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đi với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đi với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

b.5) Số thuế phải khu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.

h) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân (x) với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, s còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng s tiền thanh toán của từng lần.”

- Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về thuế, sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC về khai thuế TNCN như sau:

“b.1) Hồ sơ khai thuế tháng, quý

- T chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu s 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư s 92/2015/TT-BTC.

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khu trừ thuế đi với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 06/TNCN ban hành kèm theo Thông tư s 92/2015/TT-BTC.”

Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của đơn vị tại Công văn số 77/CV-NHNVK không nêu rõ hình thức thỏa thuận của Nhà hát vũ kịch và các cá nhân, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Nhà hát vũ kịch Việt Nam thuê các cá nhân làm các công việc sáng tác múa, biên đạo múa, sáng tác nhạc múa, tổng đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, biên đạo dàn dựng chương trình mua, phối khí, phối âm, phân phổ cho chương trình nghệ thuật (tác phẩm nghệ thuật), nếu các hoạt động đó đáp ứng các quy định nêu tại Điều 45, Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ về chuyển nhượng quyền tác giả hay quyền liên quan đến tác giả thì thu nhập của các cá nhân đó là thu nhập từ bản quyền. Nhà hát có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo quy định tại tiết h khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên, việc xác định thuế TNCN từ bản quyền được áp dụng theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

- Nếu hợp đồng Nhà hát vũ kịch Việt Nam ký với các cá nhân thuê sáng tác trả thù lao và Nhà hát có toàn quyền tài sản với các tác phẩm tạo ra, là hợp đồng lao động quy định của Bộ luật Lao động thì thu nhập đó được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nhà hát có trách nhiệm khấu trừ, kê khai thuế TNCN đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định tại tại tiết b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên, việc xác định thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo hướng dẫn tại Điều 7, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Nhà hát vũ kịch Việt Nam được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT2;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2). (6; 3)

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn