- 1 Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Luật Hải quan 2014
- 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4916/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022 |
Kính gửi: Tổng cục Thuế.
Trả lời phiếu lấy ý kiến số 6032/TCT-CS ngày 21/9/2022 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua là một trong những nội dung của hóa đơn.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 32 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và quy định tại Điều 34 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và theo quy trình thủ tục hải quan thì tờ khai được thông quan sau khi hoàn thành thủ tục hải quan và người khai hải quan hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ có liên quan. Sau khi hàng hóa được xác định xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính thì lô hàng mới được coi là hoàn tất các thủ tục xuất khẩu theo quy định và đủ điều kiện để sử dụng tờ khai cho các thủ tục tiếp theo. Như vậy, với phương án 2 của Tổng cục Thuế thì thời điểm xác nhận doanh thu xuất khẩu được xác định là sau hoàn thành thủ tục đối với tờ khai xuất khẩu và tờ khai được xác nhận thực xuất. Tuy nhiên, trường hợp này Công ty Vonfram Masan đăng ký tờ khai xuất khẩu để gửi hàng vào kho ngoại quan tại nước ngoài và chưa phát sinh việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho đối tượng khác như mô tả tại công văn số 6032/TCT-CS thì chưa xác định được người mua nên chưa thể xuất hóa đơn GTGT đầy đủ thông tin và hợp pháp theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013, quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về thời điểm xác định thuế GTGT thì thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy với phương án 1, thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm bán hàng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (ngày xuất hàng tại kho ngoại quan) sẽ có đầy đủ thông tin người mua để lập hoá đơn hợp pháp theo quy định tại Điều 3, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Do đó, đối với thời điểm xác định thuế GTGT trong trường hợp Công ty Vonfram Masan mở tờ khai xuất khẩu để gửi hàng hóa vào kho ngoại quan tại nước ngoài sau đó mới bán hàng cho doanh nghiệp đối tác tại nước ngoài, Tổng cục Hải quan đề nghị Tổng cục Thuế cân nhắc phương án 1.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 61 Luật Hải quan thì đối với trường hợp hàng hóa gửi vào kho ngoại quan tại Việt Nam được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho, trường hợp có lý do chính đáng thì được phép gia hạn 01 lần không quá 12 tháng. Trong trường hợp này, do hàng hóa đã được xuất khẩu và gửi vào kho ngoại quan ở nước ngoài nên thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua phụ thuộc hoàn toàn vào khai báo của Công ty Vonfram Masan. Do đó, đề nghị Tổng cục Thuế nghiên cứu hướng dẫn thời điểm công ty phát hành hóa đơn thương mại cho khách hàng là thời điểm ghi nhận doanh thu và hướng dẫn khoảng thời hạn cố định Công ty Vonfram Masan phải thông báo thời điểm bán hàng và chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho đối tác tại nước ngoài để cơ quan Thuế biết và thực hiện công tác quản lý đúng theo quy định của pháp luật (thời gian có thể là 12 tháng như quy định về thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan của Việt Nam). Công ty phải thực hiện báo cáo định kỳ về hàng hóa gửi kho ngoại quan tại nước ngoài cho cơ quan Thuế cho đến khi bán hết hàng hóa.
Tổng cục Hải quan trả lời để Tổng cục Thuế biết, tổng hợp./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Luật Hải quan 2014
- 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ