- 1 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sửa đổi và sửa đổi các Thông tư về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Luật Quản lý thuế 2019
- 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 5 Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 14845/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Công văn 35354/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Công văn 43862/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49215/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2023 |
Kính gửi: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
(Địa chỉ: 40B Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội - MST: 0101486675)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Công văn số 397/BVRHMTWHN ghi ngày 16/6/2023 của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội sau đây gọi tắt là “Đơn vị” vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT), Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
“Điều 47, Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tình thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
…
4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
a) Tờ khai bổ sung;
b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan. ”
- Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau:
“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế. ”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“…
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. ”
- Căn cứ Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế:
Tại Phụ lục V danh mục thuế suất quy định như sau:
STT | Giá trị | Mô tả |
… | … | … |
4 | KCT | Không chịu thuế GTGT |
... | ... | … |
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.
Tại Khoản 2 Điều 13 quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
“2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
…
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Phân phối cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
…”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính. Đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất”, Đơn vị thể hiện là KCT (Không chịu thuế GTGT) theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07 tháng 10 năm 2021.
Trường hợp khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) thì Đơn vị khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đối với khoản thu từ tiền thuốc, số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế GTGT đã nộp cho cơ quan Thuế có sai sót thì Đơn vị thực hiện khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Đề nghị Đơn vị nghiên cứu và căn cứ tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra Kiểm tra số 4 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 14845/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Công văn 35354/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Công văn 43862/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành