Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

Số: 4988/LĐTBXH-KHTC
V/v Phân bổ kinh phí thực hiện “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” năm 2010

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009

 

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giáo dục - Đào tạo.

 

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó kinh phí thực hiện Đề án năm 2009 – 2010 được bổ sung vào Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục – Đào tạo đến năm 2010; Căn cứ vào các hoạt động, chính sách của Đề án và đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện Đề án năm 2009 và 2010 với tổng số kinh phí là: 1.894 tỷ đồng (chi tiết theo phụ lục đính kèm).

Đề nghị Quý Bộ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Nội vụ;
- Lưu VP Bộ, Vụ KHTC, TCDN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Ngân

 


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

DỰ KIẾN PHÂN BỔ KINH PHÍ NĂM 2010 CỦA ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Bộ, ngành, địa phương

KINH PHÍ PHÂN BỔ

1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

II. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ

Tổng số

Trong đó

I.1. Ngân sách Trung ương

12. NSĐP hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn của 11 tỉnh tự cân đối được NS

II.1. Ngân sách Trung ương

II.2. NSĐP hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã của 11 tỉnh tự cân đối được NS

1. Ngân sách TW

2. NSĐP của 11 tỉnh tự cân đối được ngân sách

Cộng

Tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm; Điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu DN; Giám sát, đánh giá

Đầu tư cho TTDN, trường TCN huyện; trường TCN thủ công mỹ nghệ; TTGDTX có dạy nghề

Phát triển CT, giáo trình, học liệu; danh mục thiết bị dạy nghề

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; Thí điểm các mô hình dạy nghề

Cộng

Xác định nhu cầu; xây dựng chương trình; phát triển giáo viên; xây dựng chế độ, chính sách

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Cộng

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Tổng số

Trđó: XDCB

 

Tổng số

1.894.000

1.827.200

1.321.200

506.000

66.800

1.768.500

55.000

817.400

572.000

506.000

20.000

17.700

352.400

60.000

58.700

15.500

43.200

6.800

A

TRUNG ƯƠNG

208.800

208.800

208.800

-

-

193.300

24.200

-

-

-

20.000

17.700

131.400

-

15.500

15.500

-

-

1

Bộ Công Thương

1.000

1.000

1.000

-

-

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

2

Bộ NN & PTNT

22.500

22.500

22.500

-

-

22.500

2.500

 

 

 

10.000

 

10.000

 

-

 

 

 

3

Bộ LĐTBXH

159.300

159.300

159.300

-

-

159.300

10.200

 

 

 

10.000

17.700

121.400

 

-

 

 

 

4

Bộ Nội vụ

15.500

15.500

15.500

-

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

15.500

15.500

 

 

5

Bộ Thông tin truyền thông

3.000

3.000

3.000

 

 

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

6

Hội Nông dân Việt Nam

7.000

7.000

7.000

-

-

7.000

7.000

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

7

Hội Dạy nghề VN

500

500

500

-

-

500

500

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

B

ĐỊA PHƯƠNG

1.685.200

1.618.400

1.112.400

506.000

66.800

1.575.200

30.800

817.400

572.000

506.000

-

-

221.000

60.000

43.200

 

43.200

6.800

16%

Đông Bắc

289.990

285.240

180.240

105.000

4.750

275.840

5.440

131.400

106.000

105.000

-

-

34.000

4.000

9.400

 

9.400

750

1

Quảng Ninh

20.230

15.480

480

15.000

4.750

15.480

480

-

-

15.000

 

 

 

4.000

-

 

 

750

2

Hà Giang

32.500

32.500

22.500

10.000

-

31.500

500

19.000

15.000

10.000

 

 

2.000

 

1.000

 

1.000

 

3

Tuyên Quang

28.180

28.180

18.180

10.000

-

27.480

480

14.000

12.000

10.000

 

 

3.000

 

700

 

700

 

4

Cao Bằng

19.500

19.500

9.500

10.000

-

18.500

500

5.000

4.000

10.000

 

 

3.000

 

1.000

 

1.000

 

5

Lạng Sơn

25.650

25.650

16.650

9.000

-

24.500

500

12.000

9.000

9.000

 

 

3.000

 

1.150

 

1.150

 

6

Lào Cai

25.300

25.300

16.300

9.000

-

24.500

500

12.000

10.000

9.000

 

 

3.000

 

800

 

800

 

7

Yên Bái

26.800

26.800

17.800

9.000

-

25.900

500

12.400

10.000

9.000

 

 

4.000

 

900

 

900

 

8

Thái Nguyên

25.280

25.280

17.280

8.000

-

24.480

480

12.000

8.000

8.000

 

 

4.000

 

800

 

800

 

9

Bắc Cạn

27.050

27.050

17.050

10.000

-

26.500

500

13.000

13.000

10.000

 

 

3.000

 

550

 

550

 

10

Phú Thọ

29.900

29.900

20.900

9.000

-

28.500

500

13.000

10.000

9.000

 

 

6.000

 

1.400

 

1.400

 

11

Bắc Giang

29.600

29.600

23.600

6.000

-

28.500

500

19.000

15.000

6.000

 

 

3.000

 

1.100

 

1.100

 

7%

Tây Bắc

122.220

122.220

75.220

47.000

-

119.120

2.120

60.000

54.000

47.000

-

-

10.000

-

3.100

 

3.100

-

12

Hòa Bình

33.580

33.580

22.580

11.000

-

32.530

530

17.000

15.000

11.000

 

 

4.000

 

1.050

 

1.050

 

13

Sơn La

29.600

29.600

19.600

10.000

-

28.550

550

15.000

14.000

10.000

 

 

3.000

 

1.050

 

1.050

 

14

Điện Biên

31.520

31.520

20.520

11.000

-

31.020

520

18.000

15.000

11.000

 

 

1.500

 

500

 

500

 

15

Lai Châu

27.520

27.520

12.520

15.000

-

27.020

520

10.000

10.000

15.000

 

 

1.500

 

500

-

500

 

18%

ĐB Sông Hồng

269.560

249.860

203.860

46.000

19.700

243.810

4.810

165.000

115.000

46.000

-

-

28.000

16.000

6.050

 

6.050

3.700

16

Hà Nội

26.180

17.930

12.930

5.000

8.250

17.930

930

12.000

-

5.000

 

 

 

6.000

-

 

 

2.250

17

Hải Phòng

32.240

26.440

16.440

10.000

5.800

26.440

440

16.000

10.000

10.000

 

 

 

5.000

-

 

 

800

18

Vĩnh Phúc

23.080

17.430

9.430

8.000

5.560

17.430

430

9.000

6.000

8.000

 

 

 

5.000

-

 

 

650

19

Hải Dương

20.530

20.530

13.530

7.000

-

19.430

430

8.000

8.000

7.000

 

 

4.000

 

1.100

 

1.100

 

20

Hưng Yên

27.230

27.230

23.230

4.000

-

26.430

430

18.000

14.000

4.000

 

 

4.000

 

800

 

800

 

21

Bắc Ninh

25.880

25.880

25.880

-

-

25.430

430

21.000

18.000

 

 

 

4.000

 

450

 

450

 

22

Hà Nam

21.930

21.930

21.930

-

-

21.430

430

17.000

12.000

 

 

 

4.000

 

500

 

500

 

23

Nam Định

36.430

36.430

29.430

7.000

-

35.430

430

24.000

21.000

7.000

 

 

4.000

 

1.000

 

1.000

 

24

Ninh Bình

25.130

25.130

25.130

-

-

24.430

430

20.000

13.000

 

 

 

4.000

 

700

 

700

 

25

Thái Bình

30.930

30.930

25.930

5.000

-

29.430

430

20.000

13.000

5.000

 

 

4.000

 

1.500

 

1.500

 

14%

Bắc Trung Bộ

193.770

193.770

150.770

43.000

-

184.670

3.670

108.000

74.000

43.000

-

-

30.000

-

9.100

 

9.100

-

26

Thanh Hóa

43.070

43.070

37.070

6.000

-

39.820

820

24.000

15.000

6.000

 

 

9.000

 

3.250

 

3.250

 

27

Nghệ An

38.300

38.300

34.300

4.000

-

35.850

850

26.000

17.000

4.000

 

 

5.000

 

2.450

 

2.450

 

28

Hà Tĩnh

33.800

33.800

23.800

10.000

-

32.500

500

18.000

12.000

10.000

 

 

4.000

 

1.300

 

1.300

 

29

Quảng Bình

26.300

26.300

19.300

7.000

-

25.500

500

14.000

14.000

7.000

 

 

4.000

 

800

 

800

 

30

Quảng Trị

27.150

27.150

19.150

8.000

-

26.500

500

14.000

8.000

8.000

 

 

4.000

 

650

 

650

 

31

Thừa Thiên – Huế

25.150

25.150

17.150

8.000

-

24.500

500

12.000

8.000

8.000

 

 

4.000

 

650

 

650

 

11%

DH Miền Trung

206.580

195.880

120.880

75.000

10.700

191.680

3.680

88.000

59.000

75.000

-

-

25.000

10.000

4.200

 

4.200

700

32

Đà Nẵng

13.530

9.430

9.430

-

4.100

9.430

430

9.000

5.000

 

 

 

 

4.000

-

 

 

100

33

Khánh Hòa

30.050

23.450

15.450

8.000

6.600

23.450

450

15.000

10.000

8.000

 

 

 

6.000

-

 

 

600

34

Quảng Nam

29.630

29.630

17.630

12.000

-

28.480

480

12.000

8.000

12.000

 

 

4.000

 

1.150

 

1.150

 

35

Quảng Ngãi

26.430

26.430

11.430

15.000

-

25.480

480

6.000

4.000

15.000

 

 

4.000

 

950

 

950

 

36

Bình Định

27.230

27.230

17.230

10.000

-

26.480

480

12.000

8.000

10.000

 

 

4.000

 

750

 

750

 

37

Phú Yên

32.950

32.950

22.950

10.000

-

32.450

450

17.000

14.000

10.000

 

 

5.000

 

500

 

500

 

38

Ninh Thuận

23.760

23.760

13.760

10.000

-

23.460

460

9.000

6.000

10.000

 

 

4.000

 

300

 

300

 

39

Bình Thuận

23.000

23.000

13.000

10.000

-

22.450

450

8.000

4.000

10.000

 

 

4.000

 

550

 

550

 

6%

Tây Nguyên

148.620

148.620

66.620

82.000

-

145.270

2.270

42.000

33.000

82.000

-

-

19.000

-

3.350

 

3.350

-

40

Đắk Lắk

34.250

34.250

17.250

17.000

-

33.450

450

12.000

8.000

17.000

 

 

4.000

 

800

 

800

 

41

Đắk Nông

31.850

31.850

11.850

20.000

-

31.450

450

8.000

8.000

20.000

 

 

3.000

 

400

 

400

 

42

Gia Lai

20.450

20.450

10.450

10.000

-

19.450

450

5.000

5.000

10.000

 

 

4.000

 

1.000

 

1.000

 

43

Kon Tum

31.960

31.960

11.960

20.000

-

31.460

460

8.000

6.000

20.000

 

 

3.000

 

500

 

500

 

44

Lâm Đồng

30.110

30.110

15.110

15.000

-

29.460

460

9.000

6.000

15.000

 

 

5.000

 

650

 

650

 

5%

Đông Nam Bộ

99.920

75.470

58.470

17.000

24.450

74.520

2.520

46.000

15.000

17.000

-

-

9.000

23.000

950

 

950

1.450

45

Tp.Hồ Chí Minh

13.780

7.430

7.430

-

6.350

7.430

430

7.000

3.000

 

 

 

 

6.000

-

 

 

350

46

Đồng Nai

17.170

10.420

10.420

-

6.750

10.420

420

10.000

4.000

 

 

 

 

6.000

-

 

 

750

47

Bình Dương

16.460

10.410

10.410

-

6.050

10.410

410

10.000

4.000

 

 

 

 

6.000

-

 

 

50

48

Tây Ninh

18.870

18.870

8.870

10.000

-

18.420

420

4.000

-

10.000

 

 

4.000

 

450

 

450

 

49

Bà Rịa – Vũng Tàu

19.720

14.420

7.420

7.000

5.300

14.420

420

7.000

-

7.000

 

 

 

5.000

-

 

 

300

50

Bình Phước

13.920

13.920

13.920

-

-

13.420

420

8.000

4.000

 

 

 

5.000

 

500

 

500

 

23%

Đồng bằng SCL

354.540

347.340

256.340

91.000

7.200

340.290

6.290

177.000

116.000

91.000

-

-

66.000

7.000

7.050

 

7.050

200

51

Long An

30.430

30.430

23.430

7.000

-

29.480

480

17.000

12.000

7.000

 

 

5.000

 

950

 

950

 

52

Tiền Giang

18.280

18.280

18.280

-

-

17.480

480

12.000

9.000

 

 

 

5.000

 

800

 

800

 

53

Vĩnh Long

17.970

17.970

17.970

-

-

17.470

470

12.000

7.000

 

 

 

5.000

 

500

 

500

 

54

Cần Thơ

19.670

12.470

12.470

-

7.200

12.470

470

12.000

6.000

 

 

 

 

7.000

-

 

 

200

55

Hậu Giang

29.770

29.770

22.770

7.000

-

29.470

470

16.000

12.000

7.000

 

 

6.000

 

300

 

300

 

56

Bến Tre

31.270

31.270

21.270

10.000

-

30.470

470

15.000

10.000

10.000

 

 

5.000

 

800

 

800

 

57

Trà Vinh

26.970

26.970

19.970

7.000

-

26.470

470

14.000

10.000

7.000

 

 

5.000

 

500

 

500

 

58

Sóc Trăng

29.970

29.970

19.970

10.000

-

29.470

470

14.000

10.000

10.000

 

 

5.000

 

500

 

500

 

59

An Giang

33.230

33.230

23.230

10.000

-

32.630

630

15.000

5.000

10.000

 

 

7.000

 

600

 

600

 

60

Đồng Tháp

24.170

24.170

14.170

10.000

-

23.470

470

8.000

4.000

10.000

 

 

5.000

 

700

 

700

 

61

Kiên Giang

30.120

30.120

13.120

17.000

-

29.470

470

6.000

6.000

17.000

 

 

6.000

 

650

 

650

 

62

Bạc Liêu

31.770

31.770

24.770

7.000

-

31.470

470

18.000

14.000

7.000

 

 

6.000

 

300

 

300

 

63

Cà Mau

30.920

30.920

24.920

6.000

-

30.470

470

18.000

11.000

6.000

 

 

6.000

 

450

 

450

 

 


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THUYẾT MINH DỰ KIẾN PHÂN BỔ KINH PHÍ NĂM 2010 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

I. KINH PHÍ PHÂN BỔ: 1.894 tỷ đồng theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg (trong đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 65,5 tỷ đồng). Theo cơ chế tài chính của Đề án thì các địa phương tự cân đối được ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

Năm 2010 có 11 tỉnh tự cân đối được ngân sách là: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; Khánh Hòa, Cần Thơ. Tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của 11 tỉnh này dự kiến là 66,8 tỷ đồng, trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 6,8 tỷ đồng.

- Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn là 60 tỷ đồng (chưa bao gồm 22 tỷ đồng đã phân bổ cho các tỉnh này trong nội dung hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng đặc thù thuộc “Dự án tăng cường năng lực dạy nghề” và Dự án Dạy nghề cho người nghèo thuộc CTMTQG giảm nghèo)

Như vậy, sau khi trừ đi phần kinh phí tự đảm bảo từ nguồn NSĐP của 11 tỉnh cân đối được ngân sách, số kinh phí đề nghị NSTW bố trí là: 1.827,2 tỷ đồng, trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 58,7 tỷ đồng.

- Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn: 1.768,5 tỷ đồng

II. NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ

1. Nguyên tắc chung

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí thực hiện Đề án từ NSNN giai đoạn 2009 – 2010 được bổ sung thêm vào trong Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc CTMTQG GD-ĐT đến năm 2010. Do vậy về cơ bản tiêu chí, nguyên tắc phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong năm 2010 vẫn được thực hiện theo tiêu chí, nguyên tắc phân bổ kinh phí Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc CTMTQG GD-ĐT đến năm 2010, cụ thể là:

- Căn cứ mục tiêu, chính sách và các hoạt động trong giai đoạn 2009 – 2010 của Đề án theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009;

- Căn cứ đề xuất kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai Đề án năm 2010 của các Bộ, ngành, địa phương.

- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 13352/BTC-HCSN ngày 21/9/2009 về kinh phí CTMT năm 2010;

- Căn cứ kết quả thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” 4 năm 2006 – 2009 của các bộ, ngành, địa phương;

- Căn cứ kết quả phân bổ kinh phí năm 2010 của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc CTMTQG GD-ĐT, Dự án “Dạy nghề cho người nghèo” thuộc CTMTQG Giảm nghèo đã phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương;

Đảm bảo kinh phí để hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 430.000 lao động nông thôn bằng các chính sách của Đề án này. Đồng thời bảo đảm kinh phí để chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án trong từng giai đoạn (tuyên truyền; điều tra khảo sát; xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu; đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; đầu tư CSVC thiết bị dạy nghề); triển khai các mô hình thí điểm để đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện Dự án những năm tiếp theo.

2. Nguyên tắc cụ thể

a) Kinh phí thực hiện hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn (hoạt động 1); điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn (hoạt động 2); giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án (hoạt động 8)

- Căn cứ nội dung của các hoạt động đã được phê duyệt trong Quyết định 1956;

- Căn cứ quy mô dân số lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố; số lượng cơ sở dạy nghề trên địa bàn;

- Tập trung phân bổ kinh phí cho các địa phương; trong đó ưu tiên đối với những tỉnh thuộc những vùng khó khăn về giao thông đi lại;

- Ưu tiên phân bổ kinh phí cho Hội nông dân, các Hội nghề nghiệp và các Bộ chủ trì thực hiện Đề án; Bộ Thông tin và Truyền thông (Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; các Báo ngành của BN&PTNT, Bộ LĐTBXH)

Để tạo sự linh hoạt cho các địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trong triển khai, kinh phí phân bổ cho 03 hoạt động nêu trên gộp vào trong một cột. Bộ LĐTBXH sẽ có hướng dẫn cụ thể trong văn bản hướng dẫn thực hiện kinh phí của Đề án năm 2010 để đạt được mục tiêu của từng hoạt động cụ thể; Nội dung điều tra dự báo nhu cầu dạy nghề sẽ sử dụng một phần kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm.

b) Kinh phí thực hiện hoạt động Thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; phát triển chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Căn cứ phân bổ là nội dung của hoạt động đã được phê duyệt trong Quyết định 1956, theo đó Bộ LĐTBXH sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT để triển khai thực hiện. Dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho 18.000 lao động nông thôn gồm 4 nhóm: nhóm lao động làm nông nghiệp (ở các vùng núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiệp, dịch vụ (ở các vùng núi và vùng đồng bằng, trung du) và nhóm đánh bắt xa bờ ở các tỉnh duyên hải miền Trung (học sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản…).

c) Kinh phí thực hiện hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

- Căn cứ nội dung của các hoạt động, chính sách hỗ trợ đã được phê duyệt trong Quyết định 1956;

- Đầu tư tập trung: mỗi tỉnh có ít nhất một TTDN được hỗ trợ đầu tư toàn diện để nhanh chóng đi vào hoạt động; đầu tư dứt điểm đối với những cơ sở dạy nghề đã có khả năng hấp thụ vốn tốt theo đề xuất của các địa phương để sớm đủ điều kiện hoạt động ổn định;

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm dạy nghề thuộc Vùng khó khăn: Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các tỉnh khó khăn khu vực miền Trung, các huyện đảo.

- Hỗ trợ đầu tư cho 04 trường Trung cấp nghề ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống để tăng cường năng lực đào tạo các nghề chuyên sâu về các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề đã có Quyết định thành lập, đang được đầu tư từ “Dự án Tăng cường năng dạy nghề giai đoạn 2006-2010” nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.

- Hỗ trợ đầu tư cho một số huyện có TTDN mới được nâng cấp thành trường trung cấp nghề thuộc vùng miền núi, vùng cao, vùng đông dân tộc thiểu số để sớm đủ điều kiện đi vào hoạt động (những huyện này tạm thời không thành lập thêm TTDN cấp huyện).

- Tập trung hỗ trợ vốn đầu tư (506 tỷ đồng) để đầu tư trung đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề mới thành lập năm 2009 – 2010 thuộc các tỉnh khó khăn Vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ (mỗi tỉnh ít nhất 01 trung tâm với mức đầu tư từ 9 – 12 tỷ đồng).

d) Kinh phí thực hiện hoạt động Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Căn cứ nội dung của các hoạt động, chính sách hỗ trợ đã được phê duyệt trong Quyết định 1956;

- Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dự toán kinh phí theo các nhóm đối tượng do các địa phương đề xuất;

- Kết quả phân bổ kinh phí năm 2010 để thực hiện nội dung: Hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng đặc thù trong Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề”; Dự án dạy nghề cho người nghèo thuộc CTMTQG giảm nghèo;

- Dân số lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trong cả nước;

- Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn các tỉnh, thành phố;

Trong phân bổ sẽ ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn ở 62 huyện nghèo nhất; các tỉnh đã có Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh giai đoạn 2009 – 2020; các tỉnh thuộc vùng khó khăn (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ); các tỉnh khó khăn Vùng Trung Bộ, các huyện ven biển, hải đảo các tỉnh Vùng đồng bằng có số lượng lớn lao động nông thôn có nhu cầu học nghề …

- Không phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các tỉnh tự cân đối được ngân sách (theo số liệu Công khai ngân sách năm 2009 thì gồm 11 tỉnh, thành phố là: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; Khánh Hòa; Cần Thơ).

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC PHÂN BỔ PHẦN KINH PHÍ NSTW HỖ TRỢ

1. Theo nội dung các hoạt động của Đề án

1.1. Dạy nghề cho lao động nông thôn: 1.768,5 tỷ đồng

a) Vốn đầu tư: Phân bổ 506 tỷ đồng (chiếm 28,6%) để đầu tư cho các TTDN mới thành lập năm 2009 – 2010, trong đó ưu tiên đầu tư cho 30 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-50%; 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo.

b) Vốn sự nghiệp: phân bổ 1.262,5 tỷ đồng (chiếm 71,4%), trong đó

- Phân bổ 55 tỷ đồng (chiếm 4,4%) để thực hiện các hoạt động:

+ Hoạt động 1: tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn: 25 tỷ đồng

+ Hoạt động 2: điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn: 20 tỷ đồng

+ Hoạt động 8: giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án: 10 tỷ đồng.

Để tạo sự linh hoạt cho các địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trong triển khai các hoạt động trên, đề nghị phân bổ cho 03 hoạt động trên đây gộp vào một cột ngân sách. Bộ LĐTBXH sẽ có hướng dẫn cụ thể trong văn bản hướng dẫn thực hiện kinh phí của Đề án năm 2010 để đạt được mục tiêu của từng hoạt động cụ thể.

- Phân bổ 37,7 tỷ đồng (chiếm 3%) để thực hiện hoạt động:

+ Hoạt động 5: phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề: 20 tỷ đồng

+ Hoạt động 6: phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: 17,7 tỷ đồng

- Phân bổ 817,4 tỷ đồng (chiếm 64,7%) để thực hiện hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề huyện (hoạt động 4), trong đó:

+ Phân bổ 60 tỷ đồng cho 04 Trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 04 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống.

+ Phân bổ 24 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho 24 Trung tâm GDTX có tham gia dạy nghề ở những huyện chưa có TTDN.

+ Phân bổ 733,4 tỷ đồng cho các cơ sở dạy nghề huyện có khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, bao gồm cả một số huyện có TTDN mới được nâng cấp thành trường trung cấp nghề thuộc vùng miền núi, vùng cao, vùng đông dân tộc thiểu số để sớm đủ điều kiện đi vào hoạt động (những huyện này sẽ không thành lập thêm TTDN cấp huyện).

- Phân bổ 352,4 tỷ đồng (chiếm 27,9%) để thực hiện hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề (hoạt động 7). Trong đó:

+ Phân bổ 223 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo các chính sách của Đề án.

+ Phân bổ 131,4 tỷ đồng để triển khai thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án và thực hiện đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc đối tượng chính sách thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

1.2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 58,7 tỷ đồng

a) Hoạt động 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng: 4 tỷ đồng (chiếm 6,8%)

b) Hoạt động 2: Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng: 5 tỷ đồng (chiếm 8,5%)

c) Hoạt động 3: Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên: 6 tỷ đồng (chiếm 10,2%)

d) Hoạt động 4: Xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng: 0,5 tỷ đồng (chiếm 0,9%)

đ) Hoạt động 5: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 43,2 tỷ đồng (chiếm 73,6%)

Kinh phí dự kiến phân bổ do Bộ Nội vụ xây dựng, Bộ LĐTBXH tổng hợp chung.

2. Theo cơ cấu bộ, ngành, địa phương

2.1. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Phân bổ cho khối các bộ, cơ quan Trung ương: 193,3 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng số (trong đó phân bổ 159,3 tỷ đồng cho Bộ LĐTBXH). Mức phân bổ cho Bộ LĐTBXH lớn là do năm 2010 là năm đầu tiên triển khai Đề án, Bộ LĐTBXH là cơ quan điều phối thực hiện Đề án phải thực hiện rất nhiều các công việc chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo: xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; triển khai thí điểm các mô hình, đặt hàng dạy nghề; xây dựng phương án điều tra, khảo sát; phần mềm quản lý dữ liệu; phối hợp với các cơ quan TW, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, Ủy ban dân tộc, các báo chuyên ngành… thực hiện tuyên truyền, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án…

- Phân bổ cho khối các địa phương: 1.575,2 tỷ đồng, chiếm 89,1% tổng số. Trong đó các tỉnh, thành phố Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phân bổ bình quân 29 tỷ đồng/tỉnh; Vùng duyên hải miền Trung phân bổ bình quân 29,4 tỷ đồng/tỉnh; Vùng Đông bắc phân bổ bình quân 26 tỷ đồng/tỉnh; Vùng đồng bằng Sông Hồng phân bổ bình quân 21,9 tỷ đồng/tỉnh; Vùng Đông Nam Bộ phân bổ bình quân 16,3 tỷ đồng/tỉnh.

Riêng phần Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung (506 tỷ đồng) tập trung đầu tư cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập năm 2009, 2010, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề mới thành lập thuộc các tỉnh khó khăn; Vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ mỗi tỉnh ít nhất 01 trung tâm với mức đầu tư từ 9-12 tỷ đồng).

2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Phân bổ cho Bộ Nội vụ để phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên; Xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng: 15,5 tỷ đồng chiếm 26,4%.

Phân bổ cho các địa phương để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 43,2 tỷ đồng (chiếm 73,6%).