Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5175/BKHĐT-GSTĐĐT
V/v Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2016

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, trên cơ sở báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015 của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (gọi chung là các cơ quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015 như sau:

1. Về tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư

a) Về cơ sở pháp lý:

Thực hiện các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư tại Luật Đầu tư công (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Luật Xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư (thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009), Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015, quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư (thay thế Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010).

b) Về Hệ thống thông tin về giám sát và đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước (Hệ thống thông tin):

Thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư, nhằm từng bước hiện đại hóa công tác giám sát, đánh giá đầu tư cũng như công khai, minh bạch thông tin các chương trình, dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Hệ thống thông tin về giám sát và đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và đưa vào vận hành từ cuối năm 2015.

Để triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định mới và triển khai Hệ thống thông tin trong giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 11398/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 28/12/2015 và số 1078/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 23/02/2016 gửi các cơ quan triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư; lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư qua Hệ thống thông tin.

Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai và hoàn thiện công tác đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư; hướng dẫn việc sử dụng Hệ thống thông tin đến các cơ quan trên phạm vi cả nước.

Đây là năm đầu tiên thực hiện các quy định về giám sát và đánh giá đầu tư theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP và triển khai cập nhật thông tin về giám sát và đánh giá đầu tư trên Hệ thống thông tin, trong đó có nhiều nội dung phải cập nhật nên thời gian báo cáo và tổng hợp báo cáo bị chậm hơn so với quy định.

Căn cứ các báo cáo đã được cập nhật trên Hệ thống thông tin, kết quả kiểm tra công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư một số địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tổng hợp về công tác báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015 như sau:

2. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

a) Về Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư:

Đến ngày 20/5/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015 cập nhật trên Hệ thống thông tin của 105/125 cơ quan đạt 84,0%; trong đó: 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 87,30%); 21/32 cơ quan Bộ và tương đương (đạt 65,63%); 9/9 cơ quan thuộc Chính phủ (đạt 100%); 18/19 Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (đạt 94,7%).

Các cơ quan chưa cập nhật được thông tin tổng hợp trên Hệ thống thông tin gồm: tỉnh Yên Bái, tỉnh Lai Châu, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Hải Dương, tỉnh Lào Cai, tỉnh Hưng Yên; Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban dân tộc, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Tổng công ty Lương thực Miền Nam.

Một số cơ quan đã thực hiện báo cáo bằng văn bản, nhưng các thông tin chưa được triển khai cập nhật vào Hệ thống thông tin hoặc có cập nhật nhưng các bảng biểu, số liệu chưa đầy đủ như các tỉnh: Long An, Cao Bằng, Bạc Liêu, Kon Tum, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, thành phố Cần Thơ, Bắc Giang, Bình Định, Ninh Bình, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sơn La, Đắk Lắk, Điện Biên, Bến Tre, Đồng Nai,...

b) Về các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước:

Trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các chủ đầu tư cập nhật thông tin về các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và các dự án sử dụng vốn nhà nước của các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91 (từ nhóm B trở lên).

Hiện tại, trên Hệ thống thông tin đã cập nhật thông tin chi tiết của 7.471 dự án. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp Hệ thống thông tin để theo dõi, cập nhật thông tin của tất cả các dự án sử dụng vốn nhà nước; công khai, chia sẻ thông tin về đầu tư tới tất cả các cơ quan, tổ chức và người dân để cùng phối hợp giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật.

c) Đánh giá chung về nội dung báo cáo

Nhìn chung các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong cập nhật các quy định mới, cũng như cập nhật các số liệu vào Hệ thống thông tin. Việc cập nhật số liệu vào Hệ thống thông tin sẽ giúp công tác tổng hợp nhanh và chính xác, góp phần từng bước nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư, giảm bớt khối lượng báo cáo giấy, hướng đến mục tiêu các thông tin của các chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước sẽ được đăng tải trên mạng internet theo quy định để các tổ chức, cá nhân và xã hội tra cứu và cùng giám sát, đánh giá. Tuy nhiên, do đây là những quy định mới có hiệu lực, do vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn không tránh khỏi các sai sót.

Trong thời gian tới, đề nghị các cơ quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các quy định hiện hành, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan, đặc biệt là cập nhật số liệu báo cáo đầy đủ trên Hệ thống thông tin.

3. Đánh giá tình hình thực hiện quản lý đầu tư

3.1. Tình hình xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Năm 2015, nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực đầu tư được Quốc hội thông qua có hiệu lực, bao gồm:

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/7/2015.

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực từ 01/7/2015.

- Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.

Các Bộ, ngành đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn các Luật nêu trên. Đến nay, hầu hết các Nghị định hướng dẫn các Luật đã được ban hành, có hiệu lực là cơ sở quan trọng để quản lý và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong đó có công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

3.2. Tình hình quản lý Quy hoạch

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng dự thảo Luật Quy hoạch, đến hết năm 2015, đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ:

- Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch.

- Báo cáo rà soát các quy phạm pháp luật hiện hành về công tác quy hoạch.

- Báo cáo đánh giá tác động của Luật Quy hoạch.

- Báo cáo tổng kết kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch.

- Dự thảo Luật Quy hoạch.

- Dự thảo 02 Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật.

Về tình hình chung việc lập, thẩm định và phê duyệt các dự án quy hoạch trên phạm vi cả nước như sau:

a) Đối với Quy hoạch phát triển các vùng và lãnh thổ

- Ngày 13/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

- Ngày 31/7/2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1226/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

b) Đối với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thực hiện Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Đến hết năm 2015, đã có 61/63 tỉnh, thành phố được phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 (02 tỉnh Hà Giang và Ninh Bình đang hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ).

c) Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của các Bộ, ngành

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các Bộ, ngành thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt nhiều quy hoạch liên quan đến quản lý ngành, lĩnh vực, sản phẩm theo quy định của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ.

3.3. Tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Theo số liệu báo cáo của 105 cơ quan trên Hệ thống thông tin, tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước được tổng hợp như sau:

3.3.1. Tình hình chung:

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án

Năm 2015, theo quy định của Luật Đầu tư công, các dự án sẽ phải lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư. Việc phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ giúp việc thực hiện dự án sát với khả năng cân đối nguồn vốn, tránh đầu tư dàn trải, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng cấp.

Năm 2015, trên phạm vi cả nước có 13.705 dự án có kế hoạch lập hồ sơ phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó đã được thẩm định 12.470 dự án (đạt 90,99% so với kế hoạch), đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương là 10.755 dự án (đạt 78,48% so với kế hoạch, trong đó có 22 dự án nhóm A, 792 dự án nhóm B, 9.941 dự án nhóm C).

Trong năm đã có 13.102 dự án được thẩm định, các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư 12.742 dự án, đạt tỷ lệ 97,25% (trong đó có 25 dự án nhóm A, 523 dự án nhóm B, 12.194 dự án nhóm C); trong số các dự án được quyết định đầu tư có 1.143 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương, 305 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, 147 dự án sử dụng vốn ODA, 4.636 dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, 205 dự án sử dụng vốn đầu tư công khác, 3.489 dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.

Nhìn chung công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước phù hợp với quy định hiện hành.

b) Tình hình thực hiện các dự án

Năm 2015 có 29.506 dự án thực hiện đầu tư, trong đó có 13.320 dự án chuyển tiếp, chiếm 45%; 16.186 dự án khởi công mới, chiếm 55% (trong số các dự án khởi công mới có 31 dự án nhóm A, 622 dự án nhóm B, còn lại là nhóm C với 15.533 dự án, chiếm 96%); trong năm có 12.491 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng chiếm 42,33% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ (trong đó có 58 dự án nhóm A, 612 dự án nhóm B, 11.184 dự án nhóm C). Trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng có 127 dự án có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả.

Một số cơ quan có số dự án khởi công lớn là: Long An (508 dự án), Tây Ninh (444 dự án), Hà Nội (1.939 dự án), Bắc Kạn (344 dự án), Kiên Giang (1.338 dự án), An Giang (736 dự án), Yên Bái (358 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (1.139 dự án), Quảng Nam (382 dự án), Quảng Ngãi (417 dự án), Sơn La (694 dự án), Ninh Thuận (484 dự án),...

Theo số liệu báo cáo, trong năm 2015 có 926 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,14% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ (số dự án nhóm A là 16 dự án, nhóm B là 251 dự án, nhóm C là 659 dự án). Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là: do công tác giải phóng mặt bằng (637 dự án, chiếm 2,16% số dự án thực hiện trong kỳ); do bố trí vốn không kịp thời (359 dự án, chiếm 1,22% số dự án thực hiện trong kỳ); do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (123 dự án, chiếm 0,42% số dự án thực hiện trong kỳ); do thủ tục đầu tư (318 dự án, chiếm 1,08% số dự án thực hiện trong kỳ) và do các nguyên nhân khác (513 dự án, chiếm 1,74% số dự án thực hiện trong kỳ).

Phân tích số liệu của các cơ quan có báo cáo, có 1.106 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, chiếm 3,75% tổng số dự án thực hiện trong kỳ, trong đó chủ yếu là: điều chỉnh vốn đầu tư (1.011 dự án, chiếm 3,43% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh tiến độ đầu tư (774 dự án, chiếm 2,62% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư (554 dự án, chiếm 1,88% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh do các nguyên nhân khác (209 dự án, chiếm 0,71 % số dự án thực hiện trong kỳ).

Trong năm 2015 đã phát hiện 03 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 25 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 90 dự án có thất thoát, lãng phí; 115 dự án phải ngừng thực hiện. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán. Tổng số tiền bị thất thoát, lãng phí được phát hiện là 401 tỷ đồng.

c) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước

Tổng hợp số liệu báo cáo, trong năm 2015, kế hoạch vốn nhà nước cho các cơ quan là 523.687 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư công là 301.414 tỷ đồng, vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công là 222.273 tỷ đồng), đã bố trí trả nợ đọng xây dựng cơ bản 26.696 tỷ đồng, còn thực hiện đầu tư trong năm là 496.991 tỷ đồng; tổng khối lượng đầu tư thực hiện đạt 490.696 tỷ đồng đạt 98,79% so với kế hoạch.

d) Tình hình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo số liệu tổng hợp, trong năm 2015, các cơ quan đã bố trí trả nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước là 26.696 tỷ đồng; số nợ đọng còn lại là 39.951 tỷ đồng.

Một số địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản chưa thanh toán tương đối cao như Quảng Ninh (1.067 tỷ đồng), Hải Phòng (1.106 tỷ đồng), Hà Nam (4.645 tỷ đồng), Phú Thọ (1.584 tỷ đồng), Nam Định (1.628 tỷ đồng), Vĩnh Phúc (1.821 tỷ đồng), Ninh Thuận (1.109 tỷ đồng), Ninh Bình (5.711 tỷ đồng), Hà Giang (2.596 tỷ đồng),...

3.3.2. Đánh giá chung

Trong thời gian qua, công tác đầu tư từ ngân sách Trung ương được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn vốn ngân sách được bố trí tập trung hơn, hiệu quả đầu tư bước đầu được nâng cao. Việc đầu tư từ các nguồn vốn nhà nước khác, đặc biệt từ nguồn vốn ngân sách địa phương và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước đã bước đầu có chuyển biến nhưng vẫn còn tồn tại cần khắc phục:

- Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vẫn còn khá cao. Việc chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế; các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư một mặt gây rất nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư. Trách nhiệm về tình trạng nêu trên trước hết thuộc về các chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

- Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư và số dự án hoàn thành các thủ tục quyết toán trong thời gian qua ở một số cơ quan còn thấp, đòi hỏi phải có giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng quá 6 tháng.

- Tỷ lệ giá trị thực hiện đầu tư/kế hoạch vốn đầu tư được giao trong năm ở một số cơ quan đạt thấp như: tỉnh Nam Định (55%), Bộ Y tế (56%), Bạc Liêu (67%), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (41%), Sóc Trăng (65%), Ninh Bình (47%),...; Một số cơ quan lại quá cao như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (126%), tỉnh Nghệ An (137%), Bộ Công Thương (126%), tỉnh Phú Thọ (137%), tỉnh Hà Nam (229%), tỉnh Tiền Giang (139%), Đề nghị, các cơ quan: rà soát, kiểm tra, đối với cơ quan có giá trị thực hiện thấp cần có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, điều chỉnh đối với các dự án, chương trình không hoàn thành kế hoạch; đối với các cơ quan có giá trị thực hiện vượt quá cao so với kế hoạch cũng cần rà soát, kiểm tra, tránh tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Trong thời gian tới, điều kiện nguồn vốn đầu tư còn nhiều khó khăn, đề nghị các cơ quan xem xét kỹ lưỡng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án (đặc biệt các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương) để thực hiện các thủ tục quyết định đầu tư, khởi công mới, ưu tiên các dự án phục vụ an sinh xã hội, phù hợp khả năng cân đối của nguồn ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Các cơ quan cần tích cực theo dõi, kiểm tra, trên cơ sở đó chấn chỉnh, giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình đầu tư, bảo đảm các dự án thực hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư, thanh quyết toán đầu tư.

3.4. Tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức PPP

Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn rất hạn chế so với nhu cầu đầu tư, việc khuyến khích và mở rộng việc đầu tư theo hình thức PPP là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Theo số liệu tổng hợp, trong năm 2015 có 161 dự án theo hình thức PPP thực hiện các thủ tục đề xuất dự án (trong đó có 94 dự án do cơ quan nhà nước đề xuất, 67 dự án do nhà đầu tư tự đề xuất); 80 dự án có quyết định đầu tư, 77 dự án hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư, 49 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 45 dự án hoàn tất thủ tục về Hợp đồng dự án.

Tổng vốn đầu tư của các dự án PPP theo kế hoạch trong năm là 97.952 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công tham gia là 16,23 tỷ đồng, chiếm 0,02%; vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư là 14.979 tỷ đồng, chiếm 15,29%; vốn vay thương mại là 82.957 tỷ đồng, chiếm 84,69%. Tổng giá trị thực hiện là 51.406 tỷ đồng, đạt 52,48% so với kế hoạch.

3.5. Tình hình quản lý các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác

Tổng hợp số liệu từ các cơ quan, năm 2015 có 2.460 dự án nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư (trong đó có 195 dự án đầu tư nước ngoài, 2.265 dự án đầu tư trong nước), 2.190 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 1.052 dự án được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Số dự án thực hiện đầu tư trong năm là 3.592 dự án (trong đó có 1.226 dự án thuộc diện không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm là 506.495 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 172.742 tỷ đồng, đạt 34%.

Trong năm 2015 có 1.834 dự án sử dụng nguồn vốn khác được kiểm tra. Qua kiểm tra phát hiện có 243 dự án có vi phạm quy định liên quan đến quản lý đầu tư (chiếm 13,25% tổng số dự án được kiểm tra); 181 dự án có vi phạm về bảo vệ môi trường (chiếm 9,87% tổng số dự án được kiểm tra), 52 dự án có vi phạm về sử dụng đất (chiếm 2,84% tổng số dự án được kiểm tra); đã thu hồi 249 Giấy chứng nhận đầu tư (chiếm 13,54% tổng số dự án được kiểm tra).

Trong năm có 602 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng (59 dự án đầu tư nước ngoài, 543 dự án đầu tư trong nước), tổng số tiền từ các dự án sử dụng nguồn vốn khác nộp ngân sách là khoảng 24.177 tỷ đồng (trong đó các dự án đầu tư nước ngoài nộp 18.838 tỷ đồng).

Năm 2015 là năm đầu thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 với nhiều quy định mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2015 các Nghị định hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời cũng đã phần nào ảnh hưởng tới việc đầu tư từ các nhà đầu tư.

Công tác kiểm tra, đánh giá đầu tư các dự án từ các nguồn vốn khác còn rất hạn chế. Để bảo đảm việc đầu tư phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, địa phương cũng như phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vấn đề tiêu cực có thể phát sinh từ việc đầu tư các dự án (đặc biệt là vấn đề môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên, lao động,...), các cơ quan liên quan ngoài việc quản lý chặt chẽ các chương trình, dự án đầu tư công cũng cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư chặt chẽ các dự án sử dụng các nguồn vốn khác phù hợp các quy định hiện hành.

3.6. Tình hình giám sát đầu tư của cộng đồng:

Theo tổng hợp có 10.861 dự án đã được cộng đồng giám sát, trong đó có 261 dự án có phát hiện vi phạm; 1.413 dự án chưa được cộng đồng giám sát, trong đó có 611 dự án do các cơ quan, chủ đầu tư chưa công khai thông tin.

4. Tình hình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư

a) Về các dự án sử dụng vốn nhà nước:

Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ quan trong năm 2015 có 24.849 dự án trên tổng số 29.506 dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong kỳ thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, đạt tỉ lệ 84,22%.

Trong năm 2015, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành kiểm tra 10.380 dự án (chiếm 35,18% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ), tổ chức đánh giá 8.843 dự án (chiếm 29,97% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ).

b) Về các dự án thực hiện đầu tư theo hình thức PPP:

Tổng hợp số liệu báo cáo của các cơ quan trong năm 2015 có 104 dự án trên tổng số 120 dự án đầu tư theo hình thức PPP thực hiện đầu tư trong kỳ thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, đạt tỉ lệ 86,67%, trong đó 85 dự án được đánh giá đạt tỉ lệ 70,83%.

c) Về các dự án sử dụng nguồn vốn khác

Trong năm có 1.834 dự án sử dụng nguồn vốn khác trên tổng số 3.592 dự án thực hiện đầu tư trong kỳ được kiểm tra, đánh giá, đạt tỉ lệ 51,1%.

Theo chức năng nhiệm vụ, hằng năm các cơ quan đều xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều dự án đầu tư. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý sai phạm; hoạt động đầu tư của các cơ quan, chủ đầu tư được chấn chỉnh và dần đi vào nề nếp.

Cũng theo báo cáo của các cơ quan, chất lượng báo cáo của một số chủ đầu tư gửi đến các Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa báo cáo đầy đủ các nội dung theo quy định, nhiều chủ đầu tư không báo cáo theo quy định hoặc có báo cáo nhưng mang tính hình thức, thiếu các thông tin chi tiết, nên báo cáo tổng hợp của các Bộ, ngành và địa phương cũng không đủ các số liệu cụ thể. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do công tác giám sát, đánh giá đầu tư triển khai tại các cơ quan và các chủ đầu tư chưa được quán triệt đầy đủ; cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo chế độ kiêm nhiệm; nhiều chủ đầu tư chưa cập nhật hết các nội dung báo cáo theo quy định.

5. Kiến nghị

Qua tổng hợp tình hình và kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91:

- Tích cực triển khai thực hiện tốt các quy định về quản lý đầu tư nói chung và công tác giám sát, đánh giá đầu tư nói riêng theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và các quy định pháp luật liên quan.

- Kiện toàn bộ máy và quy trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý của mình; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về công tác giám sát, đánh giá đầu tư cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đối tượng liên quan.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư; cập nhật các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin theo quy định.

- Phản hồi, xử lý các kiến nghị của các chủ đầu tư theo thẩm quyền; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, quản lý, kiểm soát tốt kế hoạch đầu tư, chi phí đầu tư, các vấn đề liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản, tập trung đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

- Thực hiện nghiêm việc xử lý hành vi vi phạm các quy định về Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP , đặc biệt là xử lý các chủ đầu tư không thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả xử lý để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong kỳ tiếp theo.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, UBKT Quốc bội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các Tổng Công ty 91;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, GS&TĐĐT (3 bản) (K).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

 

PHỤ BIỂU 01

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ TRONG KỲ BÁO CÁO

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch vốn năm

Trong đó bố trí trả nợ đọng XDCB

Nợ đọng XDCB còn lại

Tình hình thực hiện

Tình hình giải ngân

Thất thoát, lãng phí được phát hiện

Giá trị

So với KH (%)

Giá trị

So với KH (%)

I

Dự án sử dụng vốn nhà nước

545.537

26.897

40.508

509.867

98

505.581

86

401

1

Vốn đầu tư công

301.397

24.150

39.928

302.146

109

296.900

86

401

1.1

Vốn ngân sách nhà nước

165.920

14.953

32.543

146.026

97

148.958

99

191

a

Vốn NSTW

57.182

4.506

18.853

48.669

92

49.741

87

100

b

Vốn NSĐP

108.738

10.447

13.690

97.357

99

96.442

89

91

1.2

Vốn ODA

67.281

91

844

58.974

88

52.875

79

100

1.3

Vốn TPCP

33.596

1.439

3.726

26.258

82

27.030

80

100

1.4

Vốn đầu tư công khác

34.600

915

1.172

32.382

96

32.028

93

10

2

Vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công

220.951

2.546

24

187.467

86

188.565

85

-

3

Vốn khác

23.189

202

556

20.254

88

20.117

87

-

3.1

Trong nước

21.447

184

153

18.421

87

18.276

85

-

3.2

Nước ngoài

1.741

18

403

1.833

106

1.841

106

-

II

Dự án đầu tư theo hình thức PPP

60.667

-

-

9.426

16

11.740

51

-

1

Vốn đầu tư công tham gia (không tính vào tổng vốn đầu tư)

16

-

-

9

55

2.502

15.414

-

2

Vốn chủ sở hữu

10.553

-

-

4.412

131

4.380

41

-

2.1

Vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công

108

-

-

96

89

91

85

-

2.2

Vốn khác (Trong nước)

10.446

-

-

4.316

41

4.289

41

-

2.3

Vốn khác (Nước ngoài)

-

-

-

-

 

-

 

-

3

Vốn vay

50.097

-

-

5.006

10

4.858,10

50

-

3.1

Vốn đầu tư công

-

-

-

-

 

 

 

-

3.2

Vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công

1.215

-

-

1.251

103

1.106

91

-

3.3

Vốn trong nước

48.415

-

-

3.752

8

3.752

8

-

3.4

Vốn nước ngoài

467

-

-

2

1

-

 

-

III

Dự án sử dụng nguồn vốn khác

397.686

57

1.471

301.708

76

283.496

71

-

1

Vốn trong nước

208.026

57

1.471

122.491

59

114.877

55

-

2

Vốn nước ngoài

189.661

1

0

179.217

94

168.619

89

-

IV

Tổng cộng

1.003.890

26.955

41.979

821.001

84

800.817

89

401

1

Vốn đầu tư công (I.1 + II.1 + II.3.1)

301.414

24.150

39.928

302.155

109

299.401

86

401

2

Vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công (I.2 + II.2.1 + II.3.2)

222.273

2.546

24

188.814

86

189.762

85

-

3

Vốn khác

480.203

260

2.027

330.033

69

311.654

98

-

 

Trong nước (I.3.1 + II.2.2 + II.3.3 +III.1)

288.334

241

1.624

148.980

52

141.194

49

-

 

Nước ngoài (I.3.2 + II.2.3 + II.3.4 +III.2)

191.869

19

403

181.053

94

170.459

49

-

 

PHỤ BIỂU 02

TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Nội dung

CTMTQG

CTMT

CTMTĐP

I

Chủ chương trình

-

-

-

1

Số lượng

 

 

 

2

Tổng vốn kế hoạch

567.919

732.762

1.237

3

Giá trị thực hiện

569.077

735.782

1.068

4

Giá trị giải ngân

541.432

688.761

1.044

II

Chủ dự án thành phần

-

-

-

1

Số lượng

2.046

280

14

2

Tổng vốn kế hoạch

565.817

731.615

798

3

Giá trị thực hiện

565.328

735.343

785

4

Giá trị giải ngân

540.133

687.942

785

III

Chủ đầu tư dự án thuộc các chương trình

-

-

-

1

Số lượng

2.700

540

400

2

Tổng vốn kế hoạch

566.960

735.508

93.364

3

Giá trị thực hiện

566.390

738.422

90.089

4

Giá trị giải ngân

541.097

691.054

72.235

 

PHỤ BIỂU 03

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

STT

Nội dung

Tổng cộng các dự án sử dụng vốn nhà nước

Phân theo nguồn vốn

Dự án đầu tư công

DA SD vốn NN ngoài vốn đầu

Dự án sử dụng NSTW

TPCP

ODA

NSĐP

Vốn ĐTC khác

Tổng số

A

B

C

Tổng số

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

Chuẩn bị đầu tư

7

-

2

5

 

-

-

-

-

-

-

-

7

1

Chủ trương đầu tư

7

-

2

5

 

-

-

-

-

-

-

-

7

a

Số dự án có kế hoạch chuẩn bị chủ trương đầu tư trong kỳ

13.705

70

1.697

11.938

1.398

15

757

626

118

193

6.252

1.430

804

b

Số dự án được thẩm định chủ trương trong kỳ

12.470

40

1.405

11.025

1.373

11

740

622

119

105

5.602

1.189

578

c

Số dự án có quyết định chủ trương trong kỳ

10.755

22

792

9.941

722

2

309

411

107

101

4.978

1.057

537

2

Quyết định đầu tư

21

-

4

17

4

-

4

-

-

-

17

-

-

a

Số dự án có kế hoạch lập BCNCKT trong kỳ

11.098

33

514

10.551

878

11

164

703

248

160

3.135

222

3.623

b

Số dự án được thẩm định trong kỳ

13.102

29

612

12.461

1.226

12

236

978

275

157

4.401

193

3.462

c

Số dự án có quyết định đầu tư trong kỳ

12.742

25

523

12.194

1.143

12

173

958

305

147

4.636

205

3.489

II

Thực hiện đầu tư

 

-

-

-

 

-

-

-

-

-

-

-

-

1

Số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ

29.506

282

2.807

26.417

3.428

44

904

2.480

984

732

12.489

1.026

5.970

a

Số dự án chuyển tiếp

13.320

251

2.185

10.884

2.071

36

693

1.342

549

444

6.233

358

1.870

b

Số dự án khởi công mới trong kỳ

16.186

31

622

15.533

1.357

8

211

1.138

435

288

6.256

668

4.100

2

Số dự án đã thực hiện báo cáo giám sát; đánh giá đầu tư theo quy định trong kỳ

24.849

294

2.108

22.447

2.261

35

557

1.669

779

716

9.047

547

6.324

3

Số dự án đã thực hiện kiểm tra trong kỳ (do người có thẩm quyền Quyết định đầu tư và cơ quan quản lý NN thực hiện)

10.380

162

1.147

9.071

1.205

12

380

813

329

367

3.630

205

4.309

4

Số dự án đã thực hiện đánh giá trong kỳ

8.843

201

1.131

7.511

838

15

296

527

442

352

3.711

350

2.839

5

Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư được phát hiện trong kỳ

3

-

1

2

1

 

1

-

-

-

2

-

-

a

Không phù hợp với quy định

2

-

-

2

 

-

-

-

-

-

2

-

-

b

Phê duyệt không đúng thẩm quyền

1

-

1

-

1

-

1

-

-

-

-

-

-

c

Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án

 

-

-

-

 

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Số dự án có vi phạm quy định về quản lý chất lượng được phát hiện trong kỳ (theo quy định về quản lý chất lượng hiện hành)

25

-

9

16

12

-

9

3

-

-

10

2

-

7

Số dự án có thất thoát, lãng phí được phát hiện trong kỳ (sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán)

90

-

7

83

55

-

1

54

1

3

33

2

-

a

Tổng vốn đầu tư của các dự án có thất thoát, lãng phí bị phát hiện

1.758

-

696.9

1061.5

888

-

359

529

190.2

-

630.6

40.8

-

b

Tổng số tiền bị thất thoát, lãng phí được xác định

14

-

6.89

6.94

13

-

6.7

5.9

1.82

-

0.45

0.47

-

8

Số dự án chậm tiến độ trong kỳ

926

16

251

659

212

6

106

100

13

51

244

34

372

a

Số dự án chậm tiến độ do thủ tục đầu tư

318

15

69

234

61

2

24

35

3

33

79

4

107

b

Số dự án chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng

637

5

175

457

66

3

29

34

8

19

306

7

201

c

Số dự án chậm tiến độ do năng lực của chủ đầu, ban quản lý dự án và các nhà thầu

123

6

47

70

45

1

29

15

2

4

32

6

15

d

Số dự án chậm tiến độ do bố trí vốn không kịp thời

359

3

120

236

77

3

39

35

12

6

114

50

21

đ

Số dự án chậm do các nguyên nhân khác

513

20

123

370

116

4

52

60

18

20

284

30

112

9

Số dự án phải điều chỉnh trong kỳ

1.106

33

215

858

124

2

60

62

39

25

603

107

217

a

Số dự án phải điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư

554

13

124

417

83

2

33

48

35

17

351

2

59

b

Số dự án phải điều chỉnh vốn đầu tư

1.011

26

110

875

86

-

38

48

15

23

520

118

258

c

Số dự án phải điều chỉnh tiến độ đầu tư

774

19

199

556

82

1

36

45

22

32

439

21

199

d

Số dự án phải điều chỉnh do các nguyên nhân khác

209

1

47

161

32

-

13

19

6

3

141

-

18

10

Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau

115

3

29

83

10

-

8

2

3

2

65

-

33

11.

Số dự án thực hiện lựa chọn nhà thầu trong kỳ

10.760

157

1.116

9.487

635

28

150

457

243

264

3.825

1.006

4.767

a

Tổng số gói thầu đã tổ chức lựa chọn nhà thầu trong kỳ

43.283

717

6.361

36.205

5.377

199

1.731

3.447

656

858

22.153

675

11.385

-

Chỉ định đấu thầu

45.051

634

5.473

38.944

5.766

185

1.502

4.079

708

489

23.598

870

5.794

-

Đấu thầu hạn chế

733

85

205

443

391

58

170

163

1

32

179

1

72

-

Đấu thầu rộng rãi

10.314

652

2.264

7.398

1.261

109

563

589

184

764

4.158

129

3.000

-

Hình thức khác

6.515

172

417

5.926

484

40

79

365

37

105

2.126

11

2.789

b

Tổng số gói thầu có vi phạm thủ tục đấu thầu được phát hiện trong kỳ

44

-

12

32

12

-

7

5

-

1

31

 

 

-

Đấu thầu không đúng quy định

39

-

7

32

7

-

2

5

-

1

32

-

-

-

Ký hợp đồng không đúng quy định

6

-

5

1

5

-

5

-

-

-

1

-

-

III

Kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

Số dự án kết thúc đầu tư trong kỳ

12.491

58

612

11.821

1.494

13

139

1.342

494

165

6.169

369

3.660

2

Lũy kế số dự án đã kết thúc nhưng chưa được quyết toán

6.028

40

451

5.537

805

1

135

669

264

154

3.185

129

1.523

3

Số dự án được quyết toán trong kỳ

13.954

29

619

13.306

2.179

2

149

2.028

321

122

5.850

244

3.693

4

Tình hình khai thác vận hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Số dự án đã đưa vào vận hành

8.176

58

486

7.632

1.153

4

124

1.025

347

154

2.836

172

3.275

b

Số dự án đã đưa vào sử dụng có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả (nếu có)

127

-

19

108

46

-

15

31

-

-

79

-

2

c

Số dự án được đánh giá tác động trong kỳ

593

3

35

555

25

-

14

11

6

-

148

1

420

 

PHỤ BIỂU 04

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP

TT

Nội dung

Tổng số

Phân theo nhóm

A*

B

C

I

Chuẩn bị đầu tư

 

-

 

-

1

Danh mục dự án

 

-

-

-

a

Số dự án thực hiện thủ tục đề xuất đầu tư.

161

41

67

53

-

Do cơ quan nhà nước đề xuất

94

24

39

31

-

Do nhà đầu tư đề xuất

67

17

28

22

b

Số dự án được phê duyệt đề xuất, công bố

101

15

42

44

2

Số dự án có quyết định đầu tư

80

17

42

21

3

Số dự án hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư

77

20

39

18

-

Chỉ định nhà đầu tư

42

13

19

10

-

Đấu thầu rộng rãi

35

7

20

8

4

Số dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

49

12

25

12

5

Số dự án được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

4

2

2

-

6

Số dự án hoàn tất các thủ tục Hợp đồng dự án

45

8

22

15

II

Thực hiện đầu tư

 

-

-

-

1

Số dự án thực hiện đầu tư

 

-

-

-

a

Số dự án chuyển tiếp

72

23

47

2

b

Số dự án khởi công mới

48

11

29

8

2

Số dự án đã thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định

104

28

68

8

3

Số dự án đã thực hiện kiểm tra (do người có thẩm quyền Quyết định đầu tư và cơ quan quản lý NN thực hiện)

92

23

63

6

4

Số dự án đã thực hiện đánh giá

85

23

56

6

5

Số dự án có vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, quản lý chất lượng được phát hiện

 

-

-

-

6

Số dự án có thất thoát, lãng phí được phát hiện (sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán)

 

-

-

-

a

Tổng vốn đầu tư của các dự án có thất thoát, lãng phí bị phát hiện

 

-

-

-

b

Tổng số tiền bị thất thoát, lãng phí được xác định

 

-

-

-

7

Số dự án chậm tiến độ

 

-

-

-

a

Số dự án chậm tiến độ do thủ tục đầu tư

13

2

11

-

b

Số dự án chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng

16

2

14

-

c

Số dự án chậm tiến độ do năng lực của Nhà đầu tư, nhà thầu

2

-

2

-

d

Số dự án chậm do các nguyên nhân khác

 

-

-

-

8

Số dự án phải điều chỉnh

 

-

-

-

a

Số dự án phải điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư

1

1

-

-

b

Số dự án phải điều chỉnh vốn đầu tư

3

2

1

-

c

Số dự án phải điều chỉnh tiến độ đầu tư

2

1

1

-

d

Số dự án phải điều chỉnh do các nguyên nhân khác

 

-

-

-

9

Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau

1

-

1

-

III

Kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng

 

-

-

-

1

Số dự án kết thúc đầu tư

10

-

4

6

2

Lũy kế số dự án đã kết thúc nhưng chưa được quyết toán

46

9

31

6

3

Số dự án được quyết toán

0

-

-

0

4

Tình hình khai thác vận hành

5

-

-

5

a

Lũy kế số dự án đã đưa vào vận hành

51

9

31

11

b

Số dự án đã đưa vào sử dụng có vấn đề về kỹ thuật

 

-

-

-

c

Số dự án đã đưa vào sử dụng có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả (nếu có)

 

-

-

-

 

PHỤ BIỂU 5

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN KHÁC

STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Dự án FDI

Dự án trong nước

(1)

(2)

(3)

(1)

(2)

(3)

1

Số dự án nộp thủ tục xin chủ trương đầu tư

2.460

15

178

2

16

2.160

89

2

Số dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư

1.284

14

152

3

7

1.072

36

3

Số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong kỳ

2.190

1

743

159

21

737

529

4

Số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trong kỳ

1.052

1

496

52

20

301

182

5

Số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ

57

-

14

-

-

42

-

-

Dự án cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.366

35

486

195

25

1.347

278

-

Dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1.226

-

11

76

20

705

414

6

Vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng):

14.067

-

4.268

-

-

9.799

-

a

Lũy kế tổng vốn đăng ký đầu tư

2.433.814

30.185

715.463

235.946

50.098

1.158.650

243.472

b

Tổng số vốn đăng ký đầu tư tăng thêm trong kỳ

 

-

-

-

-

-

-

-

Dự án đăng ký mới

359.713

8

66.073

27.315

433

246.704

19.180

-

Dự án đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư

146.782

-

69.610

17.770

431

53.255

5.716

7

Vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng):

 

-

-

-

-

-

-

a

Lũy kế tổng vốn đầu tư thực hiện

1.156.817

12.193

418.468

46.214

48.000

550.545

81.396

b

Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ

 

-

 

 

 

 

-

-

Vốn chủ sở hữu

101.482

70

43.219

7.231

13

48.002

2.947

-

Vốn vay

45.685

-

2.202

1.864

2.070

36.464

3.085

-

Vốn huy động hợp pháp khác

25.577

-

21.778

36

1.571

2.088

104

8

Số dự án đã được kiểm tra, đánh giá trong kỳ

1.834

9

357

180

21

1.118

149

9

Số dự án có vi phạm quy định về quản lý đầu tư được phát hiện trong kỳ

243

-

25

12

10

166

30

10

Số dự án có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường được phát hiện trong kỳ

181

-

45

47

-

72

17

11

Số dự án có vi phạm quy định về sử dụng đất đai được phát hiện trong kỳ

52

-

13

1

-

34

4

12

Số dự án có vi phạm quy định về quản lý tài nguyên được phát hiện trong kỳ

46

-

10

1

-

27

8

13

Số dự án phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong kỳ

249

-

63

15

9

115

47

14

Số dự án đã kết thúc đầu tư trong kỳ

602

 

41

18

-

453

90

15

Số dự án đưa vào khai thác vận hành trong kỳ

 

-

-

-

-

-

-

a

Số dự án có lợi nhuận

711

1

95

11

-

303

301

b

Tình hình nộp ngân sách (tỷ đồng)

24.177

160

18.679

0

-

2.372

2.966

 

PHỤ BIỂU 06

TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG

STT

Nội dung

Tổng số dự án đầu tư

Trong đó

Ghi chú

Dự án sử dụng vốn và công sức cộng đồng; vốn ngân sách cấp xã; vốn tài trợ trực tiếp cho xã

Dự án đầu tư công; dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công và dự án đầu tư theo hình thức PPP

Dự án sử dụng vốn khác

1

Tổng số dự án đầu tư trên địa bàn

10.995

6.061

4.436

498

 

2

Tổng số dự án cộng đồng đã giám sát, trong đó:

10.861

7.542

3.184

135

 

-

Đúng quy định

10.116

7.177

2.876

63

 

-

Có vi phạm

261

152

97

12

 

-

Chưa xác định được

484

213

211

60

 

3

Tổng số dự án cộng đồng chưa giám sát, trong đó:

1.413

196

853

364

 

-

Do các cơ quan chưa công khai thông tin

544

21

421

102

 

-

Do chủ đầu tư chưa công khai thông tin

69

29

33

7

 

-

Lý do khác

800

146

399

255

 

4

Tổng số dự án cộng đồng đã phản ánh có vi phạm

145

68

63

14

 

-

Đã có thông báo kết quả xử lý

165

77

76

12

 

-

Chưa có thông báo kết quả xử lý

12

9

1

2

 

-

Chủ đầu tư đã chấp hành theo thông báo

152

68

77

7