Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 519/BGDĐT-SEQAP
V/v Hướng dẫn thực hiện một số điểm điều chỉnh trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng các Quỹ của trường dạy học cả ngày

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

Kính gửi:

Ông/Bà Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau.

 

Căn cứ Quyết định số 6575/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh một số điểm cụ thể trong các Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh và Quỹ giáo dục nhà trường, Ban Quản lý Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau:

1. Định suất ăn trưa của học sinh

Do tình hình, điều kiện kinh tế xã hội trong thời gian từ khi xây dựng Chương trình (năm 2009) tới nay đã có nhiều biến động như sự thay đổi tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng tiền Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu (điện, xăng, lương thực, thực phẩm...) tăng cao dẫn tới định mức 7.000 đồng/bữa ăn trưa dành cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số như quy định tại sổ tay hướng dẫn thực hiện Quỹ phúc lợi học sinh đã không còn phù hợp. Với định mức nói trên, các trường tiểu học tham gia SEQAP khi triển khai thực hiện cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh gặp nhiều khó khăn, bữa ăn của học sinh không đảm bảo chất lượng.

Để có thể cải thiện chất lượng bữa ăn trưa của học sinh, trong tháng 4/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với các nhà tài trợ điều chỉnh định mức bữa ăn trưa của học sinh từ mức 7.000 đồng/bữa trưa/học sinh lên mức 10.000 đồng, bắt đầu áp dụng từ Học kỳ 2 năm học 2011-2012 phù hợp với chu kỳ ngân sách của quỹ. Như vậy, Biểu 1 của Sổ tay hướng dẫn thực hiện Quỹ phúc lợi học sinh với tiêu đề: Mức phân bổ cơ bản cho mỗi học kỳ của Quỹ phúc lợi học sinh cho trường có 280 học sinh ở huyện có mức nghèo trung bình tại Phần V. Cách lập kế hoạch, dự toán, phân bổ ngân sách và sử dụng Quỹ đã được sửa đổi như Phụ lục 1 kèm theo công văn này. Quy mô Quỹ cơ bản được sử dụng để tính toán, phân bổ quỹ đã tăng từ 34.000.000 đồng/học kỳ lên mức 46.100.000 đồng/học kỳ.

2. Lập kế hoạch và ngân sách quỹ

Việc quản lý tài chính đối với các quỹ của SEQAP hoàn toàn theo chu kỳ ngân sách. Việc lập kế hoạch và ngân sách của hai quỹ của SEQAP là cho hai học kỳ thuộc một năm tài chính, cụ thể:

Tổng giá trị kinh phí được lập kế hoạch và ngân sách cho một quỹ của một tỉnh trong năm tài chính = Tổng Quỹ Học Kỳ 2 năm học trước + Tổng Quỹ của Kỳ 1 năm học tiếp theo.

Ví dụ: Ngân sách Quỹ phúc lợi HS các trường tham gia SEQAP năm 2012 = Ngân sách Quỹ phúc lợi HS cho học kỳ 2 của các trường tham gia SEQAP năm học 2011 - 2012 + Ngân sách Quỹ phúc lợi HS cho học kỳ 1 của các trường tham gia SEQAP năm học 2012 - 2013.

3. Quy mô quỹ cho mỗi trường

Quỹ của nhà trường nhận được có quy mô quỹ cơ bản được điều chỉnh theo hai yếu tố: số học sinh của nhà trường và mức nghèo của xã hoặc huyện nơi nhà trường đóng.

3.1. Hệ số học sinh: Được tính căn cứ vào số học sinh của các trường tham gia SEQAP trong Kỳ tính Quỹ. Ví dụ tính Quỹ phúc lợi học sinh cho một Kỳ học tại một tỉnh được trình bày tại Phụ lục 2 kèm theo công văn này. Việc tính Quỹ Giáo dục nhà trường cũng được thực hiện tương tự.

3.2. Hệ số nghèo: Các Quỹ phúc lợi học sinh và Quỹ giáo dục nhà trường được cung cấp nhằm hỗ trợ cho các trường chuyển từ dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày, ưu tiên hỗ trợ cho các trường khó khăn, học sinh nghèo và học sinh dân tộc thiểu số. Đối với các trường đã thực hiện dạy học 2 buổi/ngày với sự đóng góp của cha mẹ học sinh trước khi tham gia SEQAP cần tiếp tục huy động nguồn lực này để thực hiện dạy học cả ngày với sự hỗ trợ phù hợp của SEQAP. Tuy nhiên một số trường tại các xã nghèo thì cha mẹ học sinh không có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự nguyện đóng góp để hỗ trợ việc chuyển sang dạy học cả ngày.

Để đảm bảo rằng những trường và học sinh nghèo nhất nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chương trình, hệ số nghèo sử dụng cho việc tính toán các quỹ được điều chỉnh như Biểu 1. Đối với Quỹ phúc lợi học sinh, Chương trình khuyến khích các tỉnh đưa ra các hệ số nghèo cao hơn đối với các xã thuộc Chương trình 135 và giảm hệ số nghèo tại các trường ở các xã khác hoặc nếu cần thiết có thể xem xét việc loại một số trường ở các xã bình thường hoặc các thị xã/thị trấn có điều kiện tốt hơn nhằm tăng nguồn lực cho các trường có nhu cầu cao nhất.

Biểu 1: Hệ số nghèo mới (được áp dụng cho năm tài chính 2012)

Số TT

Địa điểm nơi trường đóng

Hệ số nghèo cũ (Đang thực hiện)

Hệ số nghèo mới (Điều chỉnh)

1

Xã thuộc diện 135

1,3

2

2

Xã bình thường

1

0,7

3

Thị trấn/Thị xã

0,8

0,4

4. Cách tính số học sinh được hỗ trợ bữa trưa từ Quỹ phúc lợi học sinh của một trường tiểu học tham gia SEQAP

a) Quy mô Quỹ phúc lợi học sinh cơ bản chỉ sử dụng để tính toán phân bổ Quỹ cho các trường tiểu học tham gia SEQAP. Quy mô Quỹ mà nhà trường nhận được phụ thuộc vào quy mô học sinh của trường (Hệ số học sinh) và mức độ nghèo (Hệ số nghèo) của xã/phường nơi trường đóng. Các tỉnh được khuyến khích đưa ra các hệ số nghèo cao hơn dành cho các trường thuộc xã 135 để xác định quy mô quỹ nếu thấy cần thiết.

b) Kinh phí dành cho bữa trưa thuộc Quỹ Phúc lợi học sinh là tổng kinh phí Quỹ của trường được nhận trừ đi khoản kinh phí mà nhà trường dự định chi tiêu cho các hoạt động hợp lệ khác. Khoản kinh phí chi tiêu cho tất cả các hạng mục có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) phụ thuộc vào nhu cầu của nhà trường (trừ khoản kinh phí tối thiểu dành cho phần thưởng đi học đều và kết quả học tập tốt cho học sinh và việc chỉ được thuê tối đa hai trợ giảng tiếng địa phương cho mỗi trường, xin xem Phụ lục 1).

c) Cụ thể, số học sinh được hỗ trợ bữa ăn trưa được tính như sau: Kinh phí dành cho bữa ăn trưa được xác định cho một kỳ học chia cho mức ăn trưa trong kỳ học của một (01) học sinh (360.000 đồng/học sinh/kỳ học).

d) Không sử dụng kinh phí ăn trưa của Quỹ để cấp bữa ăn trưa cho 40% học sinh của toàn trường, số học sinh và tỷ lệ học sinh được hỗ trợ bữa ăn trưa sẽ phụ thuộc vào quy mô quỹ và nhu cầu của nhà trường.

5. Trách nhiệm quản lý và thực hiện các Quỹ của nhà trường

a) Các Quỹ giáo dục nhà trường, Quỹ phúc lợi học sinh cần được phân bổ trực tiếp cho các trường thụ hưởng (trừ trường hợp các trường thụ hưởng chưa thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường chưa có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước).

b) Để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao năng lực quản lý của các trường tiểu học tham gia SEQAP, yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo không trực tiếp quản lý nguồn kinh phí các Quỹ của các trường tiểu học đã có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Các trường tiểu học sử dụng Quỹ cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, báo cáo tài chính cho Ban Quản lý SEQAP huyện/Phòng GD&ĐT theo quy định trong các Sổ tay hướng dẫn thực hiện các quỹ, định kỳ thực hiện việc đối chiếu với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

6. Tìm nguồn tạm ứng khi các Quỹ được phân bổ muộn

Trong trường hợp nguồn kinh phí của các Quỹ được phân bổ muộn hơn so với kế hoạch (ví dụ: trong tháng 3 hoặc tháng 4 thay vì tháng 1 hoặc tháng 2), Ban Quản lý SEQAP huyện và các trường thụ hưởng cần chủ động đề nghị với Kho bạc Nhà nước địa phương cấp tạm ứng hoặc tìm nguồn cho các trường được vay, để cung cấp bữa trưa cho các học sinh nghèo nhất và đảm bảo chi cho các hoạt động được quỹ hỗ trợ trong khi chờ được giao kinh phí quỹ. Khi sử dụng nguồn vốn vay hoặc tạm ứng, các trường tiểu học tham gia SEQAP cần thực hiện đúng các quy định hiện hành về chế độ kế toán, thanh quyết toán với các cơ quan liên quan.

Các điểm 1; 3.2 và 4 bao gồm những hướng dẫn sửa đổi tăng định mức bữa ăn trưa trong Quỹ phúc lợi học sinh, điều chỉnh hệ số nghèo trong công thức tính và phân bổ kinh phí Quỹ phúc lợi học sinh, Quỹ giáo dục nhà trường cho các trường tham gia SEQAP. Những đoạn hướng dẫn khác là hoàn toàn nhất quán với những quy định trong các sổ tay hướng dẫn thực hiện quỹ phúc lợi học sinh và quỹ giáo dục nhà trường. Những hướng dẫn này làm rõ một số nguyên tắc có trong sổ tay hướng dẫn thực hiện các quỹ về việc lập kế hoạch, dự toán ngân sách, tính toán, phân bổ và quản lý các quỹ.

Ban Quản lý Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo xin thông báo để Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia SEQAP và các đơn vị quản lý nhà nước liên quan biết để hỗ trợ, giám sát việc triển khai nhằm đảm bảo việc phân bổ và quản lý hiệu quả các nguồn lực của hai quỹ và các đơn vị thụ hưởng biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- Sở Tài chính, Kho bạc NN các tỉnh tham gia SEQAP;
- Lưu: VT SEQAP.

GIÁM ĐỐC




Trần Đình Thuận

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CỦA QUỸ PHÚC LỢI HỌC SINH CHO HỌC KÌ 1

TT

Hạng mục

Đơn vị

Định mức chi phí

Ghi chú

1

Kinh phí ăn trưa của học sinh

Bữa

10.000 đồng/bữa

2 bữa/tuần - Học kỳ 1 có 18 tuần

2

Kinh phí ăn trưa của học kỳ 1

Quy mô trung bình

40.320.000 đồng/Học kỳ

Số học sinh được hỗ trợ bữa trưa và khoản kinh phí cho bữa trưa là khác nhau giữa các trường tùy thuộc vào điều kiện của địa phương do các trường quyết định.1

3

Trợ giảng tiếng dân tộc

Người

400.000đồng/người tháng x 4 tháng/Kỳ học = 1.600.000 đồng/người kỳ.

Tối đa 02 trợ giảng tiếng dân tộc/kỳ/trường (3.200.000 đồng/Kỳ)

Số trợ giảng và khoản kinh phí là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa phương do các trường quyết định.

4

Phần thưởng cho học sinh nghèo, dân tộc thiểu số đi học đều trong Kỳ

Học sinh

5 học sinh x 200.000 đồng = 1.000.000 đồng/kỳ

5 phần thưởng trong một Kỳ học - mỗi phần thưởng tối thiểu 200.000 đồng2

5

Phần thưởng cho học sinh nghèo, dân tộc có thành tích học tập tốt

Học sinh

3 học sinh x 250.000 đồng = 750.000 đồng/kỳ

3 phần thưởng trong một Kỳ học - mỗi phần thưởng tối thiểu 250.000 đồng2

6

Hỗ trợ lương thực và quần áo cho học sinh trong trường hợp khẩn cấp

Trường

826.000 đồng/kỳ/trường

Chi hỗ trợ trực tiếp cho học sinh - khoản kinh phí (giá trị) có thể khác nhau2

 

Quy mô Quỹ chuẩn trong kỳ

 

46.100.000 đồng/Kỳ 1

Đây là quy mô Quỹ chuẩn được sử dụng để tính toán nguồn lực cần thiết cho tất cả các trường tham gia trong một năm tài chính (có thể phân bổ lại giữa các hạng mục, tuân theo các nguyên tắc trong biểu, do các trường quyết định).

 

PHỤ LỤC 2

Số TT

Tên trường

Mức phân bổ cơ bản

Trường

HỌC SINH

Hệ số HS

Hệ số nghèo

Hệ số TB chung

Quỹ được nhận

Thuộc xã 135

Tổng số

 

Tỉnh A

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường tham gia năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

1

Triều Khúc

46,100,000

1

501

0.89

2.00

1.53

70,388,431

2

Võ Thị Sáu

46,100,000

1

427

0.76

2.00

1.46

67,175,861

3

Đông Yên

46,100,000

 

503

0.90

0.70

0.84

38,860,255

4

Kim Đồng

46,100,000

 

483

0.86

0.70

0.82

37,991,993

5

Trần Quốc Toản

46,100,000

 

632

1.13

0.70

0.96

44,460,546

6

Ngô Mây

46,100,000

 

574

1.02

0.70

0.91

41,942,586

7

Nguyễn Du

46,100,000

 

736

1.31

0.40

0.90

41,679,739

8

Nguyễn Thị Minh Khai

46,100,000

0

686

1.22

0.70

1.02

46,804,853

9

Lê Quý Đôn

46,100,000

 

704

1.26

0.70

1.03

47,586,289

10

Nguyễn Văn Linh

46,100,000

 

415

0.74

0.70

0.76

35,039,902

11

Lý Tự Trọng

46,100,000

 

416

0.74

0.70

0.76

35,083,315

12

Lê Hồng Phong

46,100,000

 

579

1.03

0.70

0.91

42,159,651

 

Trường tham gia năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

13

Lê Văn Tám

46,100,000

1

522

0.93

2.00

1.55

71,300,107

14

Lê Quý Đôn

46,100,000

 

291

0.52

0.40

0.49

22,360,907

15

Hồng Long

46,100,000

 

664

1.19

0.70

0.99

45,849,765

16

Võ Thị Sáu

46,100,000

 

442

0.79

0.40

0.63

28,916,286

17

Nguyễn Bá Ngọc

46,100,000

 

651

1.16

0.70

0.98

45,285,395

18

Trưng Vương

46,100,000

 

691

1.23

0.70

1.02

47,021,919

19

Võ Thị Sáu

46,100,000

 

528

0.94

0.70

0.87

39,945,583

20

Kim Đồng

46,100,000

1

664

1.19

0.70

0.99

45,849,765

21

Nguyễn Văn Trỗi

46,100,000

 

585

1.04

0.70

0.92

42,420,130

22

Nguyễn Bá Ngọc

46,100,000

1

630

1.12

2.00

165

75,988,722

 

Tổng số

1,014,112,000

 

12,324

22.00

19.70

 

1,014,112,000

 

Trung bình

 

 

560

1.00

0.90

 

 

 

PHỤ LỤC 2.1

Ví dụ: Bảng tính Quỹ phúc lợi học sinh Học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 của tỉnh A (Từ tháng 9/2012 - 1/2013)

Số TT

Tên trường

Mức phân bổ cơ bản

 

HỌC SINH

Hệ số HS

Hệ số nghèo

Hệ số TB chung

Quỹ được nhận

Thuộc xã 135

Tổng số

 

Tỉnh A

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường tham gia năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

1

Triều Khúc

46,100,000

1

501

0.94

2.00

1.57

72,458,301

2

Võ Thị Sáu

46,100,000

1

427

0.80

2.00

1.50

69,035,503

3

Đông Yên

46,100,000

 

503

0.94

0.70

0.88

40,515,539

4

Kim Đồng

46,100,000

 

483

0.91

0.70

0.86

39,590,458

5

Trần Quốc Toản

46,100,000

 

632

1.19

0.70

1.01

46,482,309

6

Ngô Mây

46,100,000

 

574

1.08

0.70

0.95

43,799,575

7

Nguyễn Du

46,100,000

 

686

1.29

0.40

0.90

41,587,272

8

Nguyễn Thị Minh Khai

46,100,000

 

785

1.47

0.70

1.16

53,559,176

9

Lê Quý Đôn

46,100,000

 

704

1.32

0.70

1.08

49,812,599

10

Nguyễn Văn Linh

46,100,000

 

415

0.78

0.70

0.79

36,445,184

11

Lý Tự Trọng

46,100,000

 

416

0.78

0.70

0.79

36,491,438

12

Lê Hồng Phong

46,100,000

 

579

1.09

0.70

0.96

44,030,846

 

Trường tham gia năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

13

Lê Văn Tám

46,100,000

1

522

0.98

2.00

1.59

73,429,636

14

Lê Quý Đôn

46,100,000

 

291

0.55

0.40

0.51

23,316,930

15

Hồng Long

46,100,000

 

664

1.25

0.70

1.04

47,962,438

16

Võ Thị Sáu

46,100,000

 

442

0.83

0.40

0.66

30,301,288

17

Nguyễn Bá Ngọc

46,100,000

 

651

1.22

0.70

1.03

47,361,136

18

Trưng Vương

46,100,000

 

691

1.30

0.70

1.07

49,211,297

19

Võ Thị Sáu

46,100,000

 

528

0.99

0.70

0.90

41,671,890

20

Kim Đồng

46,100,000

1

664

1.25

2.00

1.74

79,997,709

21

Nguyễn Văn Trỗi

46,100,000

 

585

1.10

0.70

0.96

44,308,370

22

Nguyễn Bá Ngọc

46,100,000

1

630

1.18

2.00

1.70

78,425,072

 

Trường tham gia năm 2012

 

 

 

 

 

 

 

23

Đồng Phương

46,100,000

1

459

0.86

2.00

1.53

70,515,632

24

Kim Đồng

46,100,000

 

258

0.48

0.70

0.63

29,183,301

25

Bùi Thị Xuân

46,100,000

 

221

0.41

0.70

0.60

27,471,902

26

Quang Long

46,100,000

 

496

0.93

0.40

0.71

32,799,006

27

Phong Lương

46,100,000

 

410

0.77

0.40

0.63

28,821,159

28

Nguyễn Thị Định

46,100,000

 

316

0.59

0.40

0.53

24,473,280

29

Lê Văn Tám

46,100,000

 

418

0.78

0.40

0.63

29,191,192

30

Lương Thế Vinh

46,100,000

 

617

1.16

0.40

0.83

38,395,744

31

Nguyễn Công Trứ

46,100,000

1

822

1.54

2.00

1.89

87,305,846

32

Nguyễn Tri Phương

46,100,000

 

627

1.18

0.40

0.84

38,858,284

33

Lê Lợi

46,100,000

 

766

1.44

0.40

0.98

45,287,595

34

Lê Quý Đôn

46,100,000

 

331

0.62

0.40

0.55

25,167,091

 

Tổng số

 

 

18,114

34.00

29.60

 

1,567,264,000

 

Số TB

 

 

533

1.00

0.87

 

 

 

Mức phân bổ cơ bản Kỳ học

 

 

46,096,000

 

 

 

 

 

Kinh phí ăn trưa/HS/Kỳ học

 

 

360,000

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.2

Ví dụ: Bảng tính Quỹ giáo dục nhà trường của tỉnh A cho Kỳ 2 năm học 2010 - 2011

Số TT

Tên trường

Quy mô Quỹ TB

Thuộc xã 135

Số hoc sinh

Hệ số HS

Hệ số nghèo

Hệ số TB chung

Quỹ được nhận

 

Trường tham gia 2010

 

 

 

 

 

 

 

1

Triều Khúc

17,000,000

1

501

0.89

2

1.53

26,010,000

2

Võ Thị Sáu

17,000,000

1

427

0.76

2

1.46

24,820,001

3

Đông Yên

17,000,000

 

503

0.9

0.7

0.84

14,280,002

4

Kim Đồng

17,000,000

 

483

0.86

0.7

0.82

13,940,002

5

Trần Quốc Toản

17,000,000

 

632

1.13

0.7

0.96

16,320,004

6

Ngô Mây

17,000,000

 

574

1.02

0.7

0.91

15,470,005

7

Nguyễn Du

17,000,000

 

736

1.31

0.4

0.9

15,300,005

8

Nguyễn Thị Minh Khai

17,000,000

0

686

1.22

0.7

1.02

17,340,007

9

Lê Quý Đôn

17,000,000

 

704

1.26

0.7

1.03

17,510,008

10

Nguyễn Văn Linh

17,000,000

 

415

0.74

0.7

0.76

12,920.007

11

Lý Tự Trọng

17,000,000

 

416

0.74

0.7

0.76

12,920,008

12

Lê Hồng Phong

17,000,000

 

579

1.03

0.7

0.91

15,470,010

 

Trường tham gia 2011

 

 

 

 

 

 

 

13

Lê Văn Tám

17,000,000

1

522

0.93

2

1.55

26,350,020

14

Lê Quý Đôn

17,000,000

 

291

0.52

0.4

0.49

8,330,007

15

Hồng Long

17,000,000

 

664

1.19

0.7

0.99

16,830,015

16

Võ Thị Sáu

17,000,000

 

442

0.79

0.4

0.63

10,710,010

17

Nguyễn Viết Xuân

17,000,000

 

651

1.16

0.7

0.98

16,660,017

18

Trưng Vương

17,000,000

 

691

1.23

0.7

1.02

17,340,018

19

Võ Thị Sáu

17,000,000

 

528

0.94

0.7

0.87

14,790,017

20

Kim Đồng

17,000,000

1

664

1.19

0.7

0.99

16,830,020

21

Nguyễn Văn Trỗi

17,000,000

 

585

1.04

0.7

0.92

15,640,019

22

Nguyễn Bá Ngọc

17,000,022

1

630

1.12

2

1.65

28,050,036

 

Tổng số

374,000,241

 

12,324

22

19.7

 

374,000,000

 

Số Trung bình

 

 

560

1

0.9

 

 

 

PHỤ LỤC 2.3

Ví dụ: Bảng tính Quỹ Giáo dục nhà trường của tỉnh A - Học kỳ 1 năm học 2011 - 2012

Số TT

Tên trường

Quy mô Quỹ TB

Thuộc xã 135

Số học sinh

Hệ số HS

Hệ số nghèo

Hệ số TB chung

Quỹ được nhận

 

Trường tham gia năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

1

Triều Khúc

17,000,000

1

501

0.94

2.00

1.57

26,722,300

2

Võ Thị Sáu

17,000,000

1

427

0.80

2.00

1.50

25,459,987

3

Đông Yên

17,000,000

 

503

0.94

0.70

0.88

14,941,951

4

Kim Đồng

17,000,000

 

483

0.91

0.70

0.86

14,600,785

5

Trần Quốc Toản

17,000,000

 

632

1.19

0.70

1.01

17,142,469

6

Ngô Mây

17,000,000

 

574

1.08

0.70

0.95

16,153,089

7

Nguyễn Du

17,000,000

 

686

1.29

0.40

0.90

15,337,201

8

Nguyễn Thị Minh Khai

17,000,000

 

785

1.47

0.70

1.16

19,752,386

9

Lê Quý Đôn

17,000,000

 

704

1.32

0.70

1.08

18,370,665

10

Nguyễn Văn Linh

17,000,000

 

415

0.78

0.70

0.79

13,440,822

11

Lý Tự Trọng

17,000,000

 

416

0.78

0.70

0.79

13,457,880

12

Lê Hồng Phong

 

 

579

1.09

0.70

0.96

16,238,380

 

Trường tham gia năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

13

Lê Văn Tám

17,000,000

1

522

0.98

2.00

1.59

27,080,524

14

Lê Quý Đôn

17,000,000

 

291

0.55

0.40

0.51

8,599,180

15

Hồng Long

17,000,000

 

664

1.25

0.70

1.04

17,688,334

16

Võ Thị Sáu

17,000,000

 

442

0.83

0.40

0.66

11,174,981

17

Nguyễn Viết Xuân

17,000,000

 

651

1.22

0.70

1.03

17,466,576

18

Trưng Vương

17,000,000

 

691

1.30

0.70

1.07

18,148,908

19

Võ Thị Sáu

17,000,000

 

528

0.99

0.70

0.90

15,368,408

20

Kim Đồng

17,000,000

1

664

1.25

2.00

1.74

29,502,800

21

Nguyễn Văn Trỗi

17,000,000

 

585

1.10

0.70

0.96

16,340,730

22

Nguyễn Bá Ngọc

17,000,000

1

630

1.18

2.00

1.70

28,922,818

 

Trường tham gia năm 2012

 

 

 

 

 

 

 

23

Đồng Phương

17,000,000

1

459

0.86

2.00

1.53

26,005,852

24

Kim Đồng

17,000,000

 

258

0.48

0.70

0.63

10,762,672

25

Bùi Thị Xuân

17,000,000

 

221

0.41

0.70

0.60

10,131,515

26

Quang Long

17,000,000

 

496

0.93

0.40

0.71

12,096,128

27

Phong Lương

17,000,000

 

410

0.77

0.40

0.63

10,629,116

28

Nguyễn Thị Minh Khai

17,000,000

 

316

0.59

0.40

0.53

9,025,637

29

Lê Văn Tám

17,000,000

 

418

0.78

0.40

0.63

10,765,582

30

Lương Thế Vinh

17,000,000

 

617

1.16

0.40

0.83

14,160,180

31

Nguyễn Công Trứ

17,000,000

1

822

1.54

2.00

1.89

32,198,008

32

Nguyễn Tri Phương

17,000,000

 

627

1.18

0.40

0.84

14,330,763

33

Lê Lợi

17,000,000

 

766

1.44

0.40

0.98

16,701,864

34

Lê Quý Đôn

17,000,000

 

331

0.62

0.40

0.55

9,281,511

 

Tổng số

578,000,000

 

18,114

34.00

29.60

 

578,000,000

 

Số TB

 

 

533

1.00

0.87