- 1 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Đầu tư 2020
- 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 4 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 5 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 6 Quyết định 417/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 1408/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 327/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5214/BNN-CBTTNS | Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV theo công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 97)
Thời gian qua, một số địa phương đang gặp khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản, dự án nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước…Cử tri kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư.
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:
Để khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển như:
- Luật đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật đầu tư, theo đó “Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, chế biến lâm sản ngoài gỗ” là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
- Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, theo đó doanh nghiệp được: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
- Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, theo đó doanh nghiệp được: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm;
- Ngoài ra, Bộ đang thực hiện:
Trình Chính phủ phê duyệt Nghị định Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo hướng khuyến khích, hỗ trợ cơ giới đồng bộ hóa giữa các khâu sản xuất và theo chuỗi liên kết, hỗ trợ công nghệ (công nghệ số, công nghệ thông minh) phục vụ cơ giới hóa, hỗ trợ các Trung tâm cơ giới hóa đồng bộ;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 theo hướng rà soát đồng bộ với các văn bản hiện hành, tập trung hỗ trợ chế biến nông sản gắn thị trường và vùng nguyên liệu, tăng nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp...
Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chế biến, sản phẩm giá trị gia tăng cao.
Nhờ có các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn của nhà nước, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương và nhất là của doanh nghiệp nên từ 2017 đến 2021 đã có 76 dự án chế biến lớn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được khởi công và một số đã đi vào hoạt động với quy mô đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng.
Để thu hút đầu tư phát triển mạnh hơn nữa lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị địa phương nghiên cứu, ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm địa phương; triển khai thực hiện các Đề án liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản vừa được Thủ tướng phê duyệt như: Phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021); Phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1408 ngày 16/8/2021); Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022); Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022).
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai; trân trọng cám ơn cử tri tỉnh Đồng Nai đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 5302/BNN-KHCN năm 2022 giải pháp thiết thực, hiệu quả, đầu tư công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công văn 5322/BNN-KHCN năm 2022 về đầu tư công nghệ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng tầm vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 5269/BNN-KH năm 2022 chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành