BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5223/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: | - Cục Kiểm định Hải quan. |
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được kiến nghị vướng mắc trong việc phân loại mặt hàng vải không dệt từ filament nhân tạo. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Theo ý kiến của Viện Dệt may tại công văn số 143/CV-VDM ngày 19/5/2017 thì sợi filament nhân tạo khi bị cắt ngắn sẽ được gọi là xơ staple. Do vậy:
- Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi filament nhân tạo (tỷ lệ sợi filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.1x - - Từ sợi filament nhân tạo;
- Nếu mặt hàng hàng vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.9x - - Loại khác.
Mã số cụ thể tùy thuộc vào trọng lượng trên của từng mẫu hàng.
2. Các đơn vị hải quan khi thực hiện phân loại đối với mặt hàng trên (trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế), phải gửi mẫu yêu cầu phân tích, giám định để xác định mặt hàng có hay không phải là vải không dệt từ filament nhân tạo, trên cơ sở đó xác định mã số phù hợp.
3. Giao Cục Kiểm định Hải quan
- Thông báo, phổ biến kỹ thuật xác định vải không dệt và vị trí cắt mẫu như ý kiến của Viện Dệt may nêu tại công văn số 143/CV-VDM ngày 19/5/2017 đối với các Chi cục trực thuộc và các cán bộ hải quan thực hiện việc lấy mẫu hàng để việc xác định đúng, thống nhất bản chất vải không dệt (vải không dệt hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi filament nhân tạo hay xơ staple hay loại xơ, sợi khác; vải không dệt từ sợi filament nhân tạo nhưng đã được xử lý hoàn tất mài/ cào bề mặt hoặc các hoàn tất khác gây đứt sợi filament nhân tạo; vải không dệt được sản xuất bằng ghép các màng filament và màng xơ staple).
- Tại kết quả phân tích, phải kết luận rõ bản chất mặt hàng theo kết cấu của nhóm 56.03 nêu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Công văn này có hiệu lực kể từ này ban hành, bãi bỏ các văn bản hướng dẫn trước đây của các đơn vị hải quan trái với hướng dẫn tại công văn này.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Kiểm định Hải quan biết và thực hiện.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 5283/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng nhân hạt óc chó đã qua chế biến do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 5201/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng Bộ nguồn IPS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 5019/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng Máy nghiền cà phê do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 103/2015/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 14/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 5283/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng nhân hạt óc chó đã qua chế biến do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 5201/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng Bộ nguồn IPS do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 5019/TCHQ-TXNK năm 2017 về phân loại mặt hàng Máy nghiền cà phê do Tổng cục Hải quan ban hành