Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5478/NHNN-VP
V/v giải đáp câu hỏi của công dân

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Ông Phan Nguyên Lai

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) nhận được câu hỏi của ông như sau: “Cho tôi hỏi, tại sao khi đáo hạn một khoản vay nào đó của ngân hàng bất kỳ ở Việt Nam lại phải kiếm đủ tiền để đáo hạn? Trong khi nếu có đủ tiền khoản vay đó thì vay làm gì? Khi đáo hạn xong cũng là vài tờ giấy chứng nhận đã vay từng đấy tiền. Quý Bộ quy định như vậy chỉ khổ cho dân nghèo, làm giàu cho bọn tín dụng đen (1 lần đáo hạn dân nghèo lại nghèo thêm 1 tí nữ) vì ngoài tiền vay của ngân hàng ra phải trả thêm cho bọn tín dụng đen hoặc cán bộ ngân hàng cái gọi là phần trăm hoa hồng trên một hợp đồng vay vốn (theo số tiền vay hay lãi cắt cổ của tín dụng đen). Tôi mong quý Bộ xem xét giúp đỡ bà con nghèo”. Liên quan đến câu hỏi này, NHNN có ý kiến như sau:

Khoản 15 Điều 4 Luật các TCTDkhoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) quy định: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Việc cho vay, thu hồi nợ nói chung, bao gồm cả cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phương thức cho vay từng lần, ... nói riêng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tuân thủ theo quy định của Thông tư 39 và quy định nội bộ về hoạt động cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin thông báo để Ông được biết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thống đốc (để b/c);
- Lưu VP, VP1.

TL. THỐNG ĐỐC
Q. CHÁNH VĂN PHÒNG




Đặng Văn Tới