- 1 Luật đấu thầu 2013
- 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 3 Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 7 Thông báo 193/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5520/BKHĐT-QLĐT | Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 01/7/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về quy trình, thủ tục chỉ định thầu đối với gói thầu về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát công tác lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, tiêu cực và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả của việc chỉ định thầu.
3. Quy trình chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Phụ lục kèm theo). Thủ tục chỉ định thầu phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
4. Trường hợp cần chỉnh sửa các quy định nêu trong mẫu hồ sơ yêu cầu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 và Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo việc chỉnh sửa đó không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu, trường hợp có vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết, các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.
| BỘ TRƯỞNG |
CHỈ ĐỊNH THẦU THÔNG THƯỜNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 55 NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2014/NĐ-CP
(kèm theo công văn số 5520/BKHĐT-QLĐT ngày 08/8/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Quy trình chỉ định thầu bao gồm 05 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong rõ đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Bước 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
Chi tiết quy trình chỉ định thầu được thể hiện ở bảng sau:
Tổng quát | Chi tiết | Cơ quan, đơn vị thực hiện |
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu | Lập Tờ trình phê duyệt KHLCNT | Chủ đầu tư |
Thẩm định KHLCNT | Tổ chức thẩm định | |
Phê duyệt KHLCNT | Người có thẩm quyền | |
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu | Lập Hồ sơ yêu cầu | Bên mời thầu |
Thẩm định Hồ sơ yêu cầu | Tổ chức thẩm định | |
Phê duyệt Hồ sơ yêu cầu | Chủ đầu tư | |
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu | Phát hành Hồ sơ yêu cầu đến nhà thầu được xác định | Bên mời thầu |
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất | Nhà thầu | |
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất | Đánh giá hồ sơ đề xuất | Tổ chuyên gia (tối đa 30 ngày) |
Thương thảo về các đề xuất của nhà thầu | Bên mời thầu và nhà thầu | |
Bước 4: Trình thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu | Trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu | Bên mời thầu |
Thẩm định kết quả chỉ định thầu | Tổ chức thẩm định | |
Phê duyệt kết quả chỉ định thầu | Chủ đầu tư phê duyệt | |
Công khai kết quả chỉ định thầu | Bên mời thầu | |
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng | Hoàn thiện và ký kết hợp đồng | Chủ đầu tư và nhà thầu |
- 1 Công văn 8648/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về áp dụng hình thức chỉ định thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Công văn 8571/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về phát hành hồ sơ mời thầu, nâng hạn mức chỉ định thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Công văn 3928/VPCP-CN năm 2022 về chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành