BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5617/TCT-CS | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Thuận.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 7044/CT-THNVDT ngày 6/9/2019 của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Căn cứ Điều 4, Điều 44 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012:
“Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.”
“Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
…
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
“Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.”
2. Căn cứ Khoản 3 Điều 44 và Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:
“Điều 44. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
…
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.”
“Điều 45. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn không nêu tại Nghị định được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.”
Về nội dung tương tự, Tổng cục Thuế đã có công văn số 473/TCT-CS ngày 15/2/2017 gửi Cục Thuế tỉnh Cần Thơ (bản photocopy đính kèm).
Căn cứ quy định nêu trên và nội dung hướng dẫn tại công văn số 473/TCT-CS ngày 15/2/2017 của Tổng cục Thuế, đề nghị Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2739/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 868/TCT-CS năm 2020 xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 473/TCT-CS năm 2017 xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, về thủ tục thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 4453/TCT-CS năm 2016 vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 4836/TCT-CS năm 2015 về vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 8 Nghị định 84/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
- 9 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- 10 Công văn số 1670/TCT-CS về việc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 11 Nghị định 106/2003/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
- 1 Công văn số 1670/TCT-CS về việc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 4836/TCT-CS năm 2015 về vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 4453/TCT-CS năm 2016 vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 868/TCT-CS năm 2020 xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Công văn 2739/TCT-CS năm 2020 về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Công văn 4818/TCT-PC năm 2020 về điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và thực hiện Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Tổng cục Thuế ban hành