BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 562/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
(193 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 366/HHNH-PLNV ngày 28/12/2017 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về vướng mắc liên quan phát hành thư bảo lãnh thanh toán thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về trạng thái tờ khai hải quan vẫn là “Nợ trong hạn” sau khi khách hàng đã nộp thuế và tiền chậm nộp.
Hệ thống Kế toán tập trung của Tổng cục Hải quan theo dõi các khoản nợ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó đối với “Nợ trong hạn” hệ thống theo dõi bao gồm cả tiền thuế của tờ khai có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Vì vậy, trường hợp tờ khai hải quan có sử dụng bảo lãnh thuế, người nộp thuế đã nộp tiền thuế, tiền chậm nộp nhưng chưa chính xác (nộp thừa hoặc thiếu) thì hệ thống vẫn để trạng thái tờ khai “Nợ trong hạn”. Để tránh phát sinh tình trạng trên, đề nghị Hiệp hội thông báo đến ngân hàng và khách hàng (người nộp thuế) có liên quan đến khoản nợ, kiểm tra các thông tin và nộp chính xác số tiền thuế, tiền chậm nộp của tờ khai đã sử dụng bảo lãnh thuế.
Nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cung cấp thông tin cụ thể (như số tờ khai, ngân hàng phát hành bảo lãnh, mã số thuế của doanh nghiệp, nơi phát sinh nợ...) gửi về Tổng cục Hải quan để xác định nguyên nhân phát sinh tình trạng “Nợ trong hạn” và điều chỉnh lại thông tin trên Hệ thống kế toán tập trung.
2. Mẫu thu bảo lãnh thanh toán thuế:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì nội dung Thư bảo bảo lãnh chung và riêng thực hiện theo mẫu số 05/TBLR/TXNK và mẫu số 06/TBLC/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xuất trình thư bảo lãnh theo đúng mẫu nhưng không được chấp nhận thì đề nghị phản ánh ngay với Tổng cục Hải quan để có chấn chỉnh kịp thời.
3. Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Về vấn đề xử lý tiền đặc cọc và bảo lãnh thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 131 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, theo hướng: khi hàng hóa thực tái xuất thì cơ quan hải quan hoàn trả tiền đặt cọc hoặc xác nhận hàng hóa đã tái xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc văn bản giấy để làm cơ sở cho người nộp thuế thanh khoản bảo lãnh với tổ chức tín dụng.
4. Dừng sử dụng bảo lãnh thuế chung:
Khoản 1 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế”.
Điểm e khoản 4 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên Hệ thống, có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp có nhiều tờ khai hải quan sử dụng bảo lãnh chung, thì trước khi có văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung, tổ chức tín dụng phải nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai sử dụng bảo lãnh chung. Cơ quan hải quan chỉ dừng việc sử dụng bảo lãnh chung trên hệ thống khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Hiệp hội ngân hàng Việt Nam được biết.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2596/QĐ-TCHQ năm 2017 sửa đổi Quyết định 384/QĐ-TCHQ quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và thu nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với cơ quan quản lý thu qua Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan
- 2 Công văn 323/TCHQ-TXNK năm 2017 về bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 10092/TCHQ-TXNK năm 2016 về bảo lãnh, đặt cọc tiền thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 10092/TCHQ-TXNK năm 2016 về bảo lãnh, đặt cọc tiền thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 323/TCHQ-TXNK năm 2017 về bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Quyết định 2596/QĐ-TCHQ năm 2017 sửa đổi Quyết định 384/QĐ-TCHQ quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và thu nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với cơ quan quản lý thu qua Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan