TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 564/LĐLĐ | Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: | - Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã; |
Trong thời gian vừa qua, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố (Phòng PV05) tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động mô hình các “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Qua khảo sát đánh giá tình hình thực tế, nhìn chung sau hơn 10 năm triển khai thành lập và đi vào hoạt động, mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” đã phát huy vai trò nòng cốt, trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt tại các quận, huyện nơi có đông công nhân thuê trọ, góp phần giúp các địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. LĐLĐ các huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, lực lượng Công an và các tổ chức đoàn thể tại địa phương duy trì tổ chức các lớp tuyên truyền tại các Tổ tự quản nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tội phạm và các dịch bệnh nguy hiểm cho hàng nghìn lượt CNVCLĐ, tổ chức nhiều chương biểu diễn văn nghệ “hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”, nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ; kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của công nhân để phối hợp với chính quyền giải quyết nhũng vấn đề bức xúc của công nhân, hạn chế xảy ra các vụ việc gây mất trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, các cấp Công đoàn và chính quyền địa phương rất ghi nhận, đánh giá cao việc một số Tổ trưởng “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ công nhân lao động đang thuê trọ, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số đơn vị chưa tập trung thường xuyên chỉ đạo, nắm bắt hoạt động của các Tổ tự quản; Một số nơi việc thành lập Tổ tự quản chưa linh hoạt, chưa phù hợp với điều kiện thực tế; Một số Tổ tự quản chưa kiện toàn được Tổ phó là công nhân lao động; Việc bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt động của Tổ tự quản còn hạn chế.
Để tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia, phối hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố đề nghị các đơn vị nơi có tập trung đông CNLĐ sinh sống trong các khu nhà trọ trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. LĐLĐ các quận, huyện, thị xã và CĐ các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chủ động khẩn trương rà soát, nắm chắc thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” hiện có trên địa bàn báo cáo về LĐLĐ Thành phố (qua Ban Tuyên giáo) trước ngày 3010/2022. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp trong chỉ đạo tổ chức xây dựng, củng cố và tiếp tục nhân rộng mô hình. Quá trình triển khai thực hiện cần bám sát tình hình thực tiễn tại địa phương, tránh việc dập khuôn, máy móc trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình.
2. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, lực lượng Công an và các tổ chức đoàn thể tại các xã, phường, thị trấn và các thôn, xóm, khu dân cư tại địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các chủ nhà trọ và CNLĐ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng, duy trì và phát triển các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Trong đó đặc biệt quan tâm chỉ đạo thiết lập cơ chế thông tin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các chủ nhà trọ (tổ trưởng) và CNLĐ tại các Tổ tự quản; giữa CNLĐ với chính quyền, các đoàn thể tại địa phương... với mục tiêu làm tốt công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động đông đảo CNLĐ tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
3. Chỉ đạo CĐCS tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong công nhân lao động để từ đó tham mưu cấp ủy và phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, việc làm, thu nhập, chế độ tiền lương, thưởng, nhà trẻ, trường học ... cho CNLĐ, phối hợp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động thông qua các hoạt động lễ, hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.
Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ hàng quý gửi báo cáo thực trạng hoạt động và cập nhật danh sách các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân được thành lập mới trên địa bàn về LĐLĐ Thành phố (qua ban Tuyên giáo) để tổng hợp./.
| TM. BAN THƯỜNG VỤ |
- 1 Quyết định 09/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản, Tổ dân phố do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 29/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2022 về thí điểm thành lập Tổ tự quản kinh doanh an toàn thực phẩm xung quanh các trường học do thành phố Đà Nẵng ban hành