BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5670/BXD-KHCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 713/BQL-ĐHDA ngày 30/9/2020 của Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương về việc sử dụng cọc BTCT R7 để đóng cọc. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
- Trong quá trình triển khai sản xuất cọc, thi công đóng cọc cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo các quy định hiện hành.
- Trường hợp sử dụng phụ gia phát triển cường độ thì cường độ của cọc bê tông cốt thép trước khi triển khai công tác đóng cọc cần đảm bảo mác thiết kế theo điều 5.1.1 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 “Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu”, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8826:2011 “Phụ gia hóa học cho bê tông” hoặc các tiêu chuẩn tương đương được áp dụng cho dự án và có ý kiến của đơn vị Tư vấn thiết kế, sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
Bộ Xây dựng đề nghị Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương nghiên cứu và triển khai công việc hiệu quả, đúng quy định pháp luật./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 501/BXD-KHCN năm 2014 về công nghệ sử dụng phụ gia khoáng tro bay thay thế silicafume cho sản xuất cọc PHC của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Công văn 1487/BXD-KTXD năm 2017 về định mức dự toán cho công tác thi công cọc xi măng đất đường kính 800mm do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Công văn 1155/BXD-KTXD năm 2018 về giải thích nội dung cấp đất, dùng để xác định chi phí cho công tác đóng, ép cọc Định mức dự toán xây dựng công trình công - phần xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành