TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57282/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: Công ty TNHH xây dựng Kanto Việt Nam
(Đ/c: Số 19 Phố Sơn Tây, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, TP Hà Nội)
MST: 0102935933
Trả lời công văn số CVHĐ/CTHN-ODA-082017 của Công ty TNHH xây dựng Kanto Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quy định:
+ Tại Điều 3 Chương 1 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ được sử dụng tại Thông tư này có nghĩa như đã được định nghĩa tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Ngoài ra, trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Nhà thầu chính” là các tổ chức, cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với Chủ dự án ODA, vốn vay ưu đãi hoặc nhà tài trợ vốn cho dự án ODA, vốn vay ưu đãi để xây lắp công trình hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho dự án ODA, vốn vay ưu đãi. Nhà thầu chính bao gồm Nhà thầu chính nước ngoài và Nhà thầu chính Việt Nam.
- “Nhà thầu phụ” là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng trực tiếp với Nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của hợp đồng Nhà thầu chính ký với Chủ dự án ODA, vốn vay ưu đãi hoặc nhà tài trợ vốn cho dự án ODA, vốn vay ưu đãi. Nhà thầu phụ bao gồm Nhà thầu phụ nước ngoài và Nhà thầu phụ Việt Nam.”
+ Tại Tiết b Khoản 2 Điều 6 Mục 1 Chương 2 quy định:
“Điều 6. Chính sách thuế đối với nhà thầu chính, nhà thầu phụ thực hiện dự án
2. Thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế, phí, lệ phí khác đối với cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.
b) Nhà thầu phụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhà thầu chính của dự án ODA viện trợ không hoàn lại phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế, phí, lệ phí khác theo quy định của luật pháp thuế, phí, lệ phí.”
- Căn cứ Tiết e Khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“Điều 16. Lập hóa đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
…”
- Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“4. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
…
3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
- Căn cứ Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán...”.
- Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định:
“3. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:
1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi số kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.”.
Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của đơn vị tại công văn hỏi, Cục Thuế Thành phố Hà Nội trả lời về nguyên tắc như sau:
- Trường hợp Công ty TNHH xây dựng KANTO Việt Nam là nhà thầu phụ ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình “Cải thiện chất lượng nước tại khu vực Chùa Cầu, thành phố Hội An” sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản thì Công ty thực hiện lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định. Công ty không thuộc trường hợp được hoàn thuế đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 nêu trên.
- Về tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ:
+ Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
+ Trường hợp Công ty được phép sử dụng ngoại tệ theo quy định của pháp luật có phát sinh doanh thu bán hàng hóa với đơn vị tiền là ngoại tệ thì Công ty xuất hóa đơn bán hàng ghi đơn vị tiền là ngoại tệ kèm theo tỷ giá mua vào ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi Công ty chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm nhận tiền thanh toán tùy từng thời kỳ theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Thông tư số 53/2016/TT-BTC nêu trên.
- Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để đơn vị được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 73515/CT-TTHT năm 2018 về kê khai thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Công văn 63767/CT-TTHT năm 2017 chính sách thuế về xác định nghĩa vụ thuế phát sinh đối với khoản tài trợ từ tổ chức nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Công văn 69787/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với việc xuất hóa đơn và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 6465/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế đối với việc xuất hóa đơn và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Công văn 45827/CT-HTr năm 2015 trả lời chính sách thuế giá trị gia tăng đối với việc thực hiện “Dự án ô nhiễm asen trong nước ngầm tại các vùng đồng bằng bồi tích ở Đông Nam Á" thuộc nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Thông tư 181/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 1 Công văn 45827/CT-HTr năm 2015 trả lời chính sách thuế giá trị gia tăng đối với việc thực hiện “Dự án ô nhiễm asen trong nước ngầm tại các vùng đồng bằng bồi tích ở Đông Nam Á" thuộc nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Công văn 6465/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế đối với việc xuất hóa đơn và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Công văn 69787/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế đối với việc xuất hóa đơn và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Công văn 63767/CT-TTHT năm 2017 chính sách thuế về xác định nghĩa vụ thuế phát sinh đối với khoản tài trợ từ tổ chức nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Công văn 73515/CT-TTHT năm 2018 về kê khai thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA viện trợ không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Công văn 15160/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế áp dụng cho doanh nghiệp thụ hưởng thuộc dự án ODA không hoàn lại do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành