- 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 3 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
- 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5747/BXD-TTr | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty Luật TNHH Equity Law
Công ty Luật TNHH Equity Law có Công văn số 91/2020/CV-EL ngày 09/9/2020 đề nghị hướng dẫn về thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Nghị định trên không quy định xử phạt vi phạt hành chính đối với hành vi xây dựng công trình trên đất nông nghiệp.
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (nay được thay thế bằng Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ) quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm).
Do đó, đối với hành vi xây dựng công trình trái phép nêu trong công văn của Công ty Luật TNHH Equity Law, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét, xử lý theo quy định của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu trên. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc thiết lập hồ sơ vi phạm được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng đối với đề nghị hướng dẫn về thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm của Công ty Luật TNHH Equity Law.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 153/QĐ-BXD năm 2014 về Kế hoạch kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng của Bộ Xây dựng
- 2 Công văn 1401/BXD-TTr năm 2015 xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Công văn 2619/BXD-HĐXD năm 2020 hướng dẫn vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Công văn 5259/BXD-TTr năm 2020 về đề nghị hướng dẫn một số vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành