Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5758/BTNMT-TCMT
V/v triển khai tính toán thử nghiệm bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường của các địa phương

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2018

 

Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo và tổ chức tính toán thử nghiệm Bộ chỉ số và quy trình đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường (Bộ chỉ số) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dự thảo Bộ chỉ số. Theo đó, dự thảo Bộ chỉ số có 24 chỉ số thành phần, được chia thành 02 nhóm: (1) Nhóm chỉ số đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường của địa phương với 22 chỉ số thành phần, được đánh giá thông qua báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương; (2) Nhóm chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về môi trường của địa phương với 02 chỉ số thành phần và được đánh giá thông qua điều tra xã hội học. So với Bộ chỉ số năm 2017, dự thảo Bộ chỉ số lần này có 12 chỉ số thành phần được thay đổi, hiệu chỉnh về nội dung, 03 chỉ số thành phần được bổ sung mới.

Để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành, áp dụng chính thức vào năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức tính toán thử nghiệm Bộ chỉ số nêu trên và trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, phân công Sở/ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện năm 2017 của địa phương đối với từng chỉ số thành phần theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Công văn này (tải theo địa chỉ: http://bit.ly/2OcA3zo); Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối để tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ số thành phần và tài liệu minh chứng kèm theo theo mẫu tại Phụ lục 2 của Công văn này; Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị, giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện tính toán thử nghiệm Bộ chỉ số tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp danh sách các cá nhân/tổ chức (tên cá nhân, tổ chức; địa chỉ; điện thoại liên hệ; địa chỉ email) đã sử dụng dịch vụ công về môi trường (dịch vụ liên quan đến các thủ tục hành chính về môi trường) do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp trong thời gian từ năm 2016 - 2017 theo mẫu tại Phụ lục 3 để phục vụ cho việc điều tra, đánh giá mức độ hài lòng đối với việc cung cấp dịch vụ công về môi trường.

Báo cáo của Quý Ủy ban về các nội dung nêu trên đề nghị gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 năm 2018 (đối với nội dung nêu tại mục 1 của Công văn này); trước ngày 10 tháng 11 năm 2018 (đối với nội dung nêu tại mục 2 của Công văn này) theo địa chỉ: Tổng cục Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, điện thoại: 024.38229728, email: phongtonghop@vea.gov.vn để tổng hợp, đánh giá.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCMT.VP (80).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

 

PHỤ LỤC 01: KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN

(Ban hành kèm theo Công văn số     /BTNMT-TCMT ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Chỉ số 01: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

- Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số đô thị cũng như kết quả cung cấp nước sạch cho dân số đô thị; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh chất lượng môi trường sống của người dân ở khu vực đô thị.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch (ĐVT: hộ gia đình) trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị (ĐVT: hộ gia đình).

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%)

=

n số đô thị được cung cấp nước sạch (hộ gia đình)

x

100

Tổng dân số khu vực đô thị (hộ gia đình)

Trong đó:

Nước sạch là nước được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng (Theo Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định nội dung ch tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia).

Đô thị bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị năm 2015 và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009.

Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính (Theo Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia).

Dân số đô thị được tính là tổng dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt (dân số sống ở các khu vực mà đơn vị hành chính được xác định cấp phường, thị trấn).

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu báo cáo của các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh/hoặc báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số như số hộ gia đình khu vực đô thị được cung cấp nước sạch, số hộ gia đình khu vực đô thị kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

2. Chỉ số 02: Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phản ánh chất lượng môi trường sống của dân số trên địa bàn.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng dân số.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

=

Dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

x

100

Tổng dân số

Trong đó:

Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:

Giếng đào hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề (Theo Quyết định s54/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

n số: Như giải thích ở chỉ số 01.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số (như dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; tổng dân số) kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

3. Chỉ số 03: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ thỏa mãn các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra kế hoạch, biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của khu vực nông thôn.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn (hộ)

Trong đó:

Hố xí hợp vệ sinh là hố xí phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân (Theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

Hộ gia đình có hốhợp vệ sinh là hộ có một trong 4 loại hố xí/nhà tiêu được quy định tại QCVN 01: 2011/BYT bao gồm: hố xí khô chìm, hố xí khô nổi, hố xí tự hoại, hố xí thấm dội nước. Nếu một hộ gia đình sử dụng hai hay nhiều loại hố xí cùng một lúc thì chỉ tính loại hố xí nào thường xuyên sử dụng nhất.

Số hộ dân nông thôn: số hộ dân sống trong các khu vực mà đơn vị hành chính được xác định là cấp xã.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm, trong đó thể hiện các thông tin, số liệu phục vụ tính toán chỉ số (như số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn) kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

4. Chỉ số 04: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí di động ở khu vực đô thị, nhất là những thành phố trực thuộc Trung ương, đó thị loại I; là cơ sở để đầu tư và phát triển phương tiện giao thông công cộng góp phần giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí di động ở khu vực đô thị.

- Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị là tỷ số giữa tổng số phương tiện giao thông công cộng lưu hành trên địa bàn tỉnh và số dân khu vực đô thị của địa phương (đơn vị tính: vạn dân). Công thức tính như sau:

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

=

Tổng số lượng phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh (xe)

Số dân khu vực đô thị (đơn vị: vạn dân)

Trong đó:

Phương tiện giao thông công cộng lưu hành trên địa bàn tỉnh được tính là phương tiện “Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định” (Theo Điều 66 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Phương tiện giao thông công cộng được tính ở chỉ số này gồm: Tàu điện, xe buýt, xe tuyến cố định (không tính xe vận chuyển hành khách đường dài liên tỉnh).

Dân số đô thị: như giải thích ở chỉ số 1.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số như: Tổng số lượng phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn tỉnh (xã); Số dân khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh (ĐVT: vạn dân) kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

5. Chỉ số 05: Số điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (điểm/10.000 người);

- Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc chất lượng môi trường không khí ở khu vực đô thị của địa phương; phản ánh kết quả nỗ lực của địa phương nhằm kiểm soát, cảnh báo môi trường không khí tại các khu vực đô thị.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Số điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị là số điểm, trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên trên số dân đô thị (ĐVT: 10.000 dân đô thị).

Công thức tính:

Số điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 1.000 dân đô thị (điểm/1.000 người)

=

Tổng số điểm, trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên (điểm)

Tổng dân số khu vực đô thị loại IV trở lên (ĐVT: 10.000 người)

Trong đó:

Các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh bao gồm các trạm, điểm quan trắc tự động liên tục và các trạm, điểm quan trắc định kỳ không khí xung quanh đã được đầu tư lắp đặt và vẫn đang hoạt động thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia và các điểm do địa phương thiết lập (không bao gồm các điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh do các tổ chức, tổ chức phi Chính phủ, trường ĐH, Viện NC lắp đặt)

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

6. Chỉ số 06: Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị (m2/người)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số này phản ánh việc đáp ứng mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị của địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời khuyến khích toàn xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị là tỷ lệ tổng diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị so với tổng dân số khu vực nội thành, nội thị trong cùng một thời gian nhất định.

Công thức tính:

Diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành, nội thị (m2/người)

=

Tổng diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị (m2)

x

100

Tổng dân số khu vực nội thành, nội thị (người)

Trong đó:

- Diện tích đất cây xanh công cộng là diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong khu vực nội thành, nội thị của các đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ở chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số như: Tổng diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị; Tổng dân số khu vực nội thành, nội thị (người) kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

7. Chỉ số 07: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số nhằm đánh giá mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt tại đô thị.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên 80% tổng công suất cấp nước sạch đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

x

100

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh

Trong đó:

Nước thải là nước đã qua sử dụng và được xả thải ra môi trường xung quanh.

Xử lý nước thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị được xác định bằng 80% tổng công suất cấp nước sạch đô thị của địa phương (Theo Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh);

Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải sinh hoạt được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (Theo điểm b, Khoản 1, Điều 39, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải).

Tổng khối lượng nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: được ước tính qua tổng công suất của các cơ sở/trạm xử lý nước thải trong khu vực đô thị.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số gồm: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số)

8. Chỉ số 08: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh tình hình xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở lên. Tỷ lệ này càng cao phản ánh việc chấp hành bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường là số phần trăm tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh trên 50 m3/ngày đêm trở lên trên địa bàn tỉnh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) phát sinh nước thải được tính trong chỉ số này bao gồm: Các cơ sở nằm ngoài các khu/cụm công nghiệp và các cơ sở nằm trong khu/cụm công nghiệp nhưng không đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu/cụm công nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường(%)

=

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở trên địa bàn (cơ sở)

Trong đó:

Hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường: được hiểu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải tương ứng với từng loại hình sản xuất.

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải trên 50 m3/ngày đêm trở trên địa bàn: được tính trên cơ sở thu phí nước thải

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

09. Chỉ số 09: Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số nhằm đánh giá mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm số các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Công thức tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khu, cụm)

x

100

Tổng số các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động có trên địa bàn tỉnh (khu, cụm)

Trong đó:

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh (Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp).

Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (do các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp đã tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn) hoặc có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khác thì được tính có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số, trong đó các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải lập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là các khu đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung

10. Chỉ số 10: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số này đánh giá tình hình, kết quả đạt được của hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, là cơ sở để đánh giá, so sánh hiệu quả hoạt động phân loại chất thải tại nguồn của địa phương. Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả quản lý, đầu tư cho hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị, nông thôn) được phân loại tại nguồn trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị, nông thôn) phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị, nông thôn) được phân loại tại nguồn (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (đô thị, nông thôn) phát sinh của địa phương (tấn)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau (Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

11. Chỉ số 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số này đánh giá tình hình, kết quả đạt được của hoạt động quản lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả quản lý chất thải rắn, thực hiện bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn được thu gom trên tổng khối lượng chất rắn sinh hoạt phát sinh trong năm trên địa bàn tỉnh.

Công thức tính:

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (%)

=

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (tấn)

x

100

Tổng tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương (tấn)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt: Như giải thích ở chỉ số 10.

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tính theo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

12. Chỉ số 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số này đánh giá tình hình, kết quả đạt được của hoạt động xử lý chất thải sinh hoạt, là cơ sở để đánh giá, so sánh hiệu quả hoạt động quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường của địa phương. Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương (tấn)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt: Như giải thích ở chỉ số 10.

Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

13. Chỉ số 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý chất thải rắn, là cơ sở để đánh giá công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả bảo vệ môi trường của địa phương càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn của địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và đang hoạt động.

Công thức tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%)

=

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (bãi)

x

100

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn của địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và đang hoạt động (bãi)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt: Như giải thích ở chỉ số 10.

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh (Theo Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 6696:2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường).

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

14. Chỉ số 14: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh tình hình quản lý các chất thải nguy hại, là cơ sở để đánh giá công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ này càng cao phản ánh kết quả bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được xử lý trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý (%)

=

Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương (tấn)

Trong đó:

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP quy định ni dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia).

Chất thải nguy hại được xử lý là chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) bảo đảm đạt quy chuẩn quốc gia tương ứng.

Chất thải phóng xạ không thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

15. Chỉ số 15: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số thành phần phản ánh tình trạng, mức độ đạt được của công tác quản lý, cải tạo các điểm bị ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ số thành phần này được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trong kỳ tính toán trên tổng diện tích các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện trên địa bàn chưa được xử lý, cải tạo.

Công thức tính:

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

=

Tổng diện tích khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trong kỳ tính toán

x

100

Tổng số diện tích khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện chưa được xử lý, cải tạo

Trong đó:

Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu là khu vực được phát hiện có một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm tồn lưu vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, ảnh hưởng xấu đến con người, môi trường và hệ sinh thái.

Khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xác định trong chỉ số này bao gồm các khu vực đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học do chiến tranh; bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã dừng hoạt động hoặc đóng cửa.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số, trong đó, khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo là khu vực bị ô nhiễm tồn lưu đã được lập dự án cải tạo, phục hồi ô nhiễm môi trường, được đầu tư kinh phí để xử lý, tổ chức triển khai thực hiện và đã được nghiệm thu dự án; khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện là khu vực được xác định bị ảnh hưởng do ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn có các quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt điểm ô nhiễm tồn lưu

16. Chỉ số 16: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh nỗ lực, kết quả xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là tỷ lệ phần trăm số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trên tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

=

Tổng số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại địa phương trong kỳ tính toán (cơ sở)

x

100

Tổng số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương có trong kỳ tính toán (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thải nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm: Các cơ sở được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 1788/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (bao gồm cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được di dời).

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

17. Chỉ số 17: Các sự cố môi trường trên đất liền (vụ)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ phát sinh các sự cố môi trường từ các hoạt động của con người trên địa bàn; giúp các cơ quan quản lý về môi trường có các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý, ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Các sự cố môi trường trên đất liền (vụ) là chỉ số định lượng căn cứ vào số vụ sự cố môi trường trên đất liền phát sinh tại địa bàn trong năm do hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của con người gây ra.

Các sự cố môi trường do nguyên nhân bất khả kháng từ sự biến đổi của tự nhiên gây ra không thuộc phạm vi tính của chỉ số này.

Trong đó:

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

18. Chỉ số 18: Tỷ lệ diện tích đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số đánh giá mức độ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học, là cơ sở để đưa ra các chính sách bảo đảm duy trì đa dạng các loài, bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm, góp phần vào việc duy trì, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ diện tích đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được công nhận trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

=

Tổng diện tích đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên được cấp có thẩm quyền công nhận (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (ha)

Trong đó:

Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.

Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, Khoản 2 Điều 18, Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20 của Luật đa dạng sinh học.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau: (i) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó; (ii) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau: (i) Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư; (ii) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn và đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau: (i) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia; (ii) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

19. Chỉ số 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh kết quả trồng rừng trồng tập trung của các địa phương trong năm, cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp trong công tác quản lý lập và kiểm tra kế hoạch trồng rừng hàng năm, 5 năm, chương trình mục tiêu quốc gia,... và quy hoạch phát triển rừng, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng hộ hoặc cung cấp nguyên liệu chế biến, cải thiện môi trường sinh thái và nâng cao đời sống cho dân cư trên địa bàn.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là lệ phần trăm diện tích rừng được trồng mới tập trung so với diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

=

Tổng diện tích rừng được tái sinh hoặc trồng mới tập trung (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (ha)

Trong đó:

Diện tích rừng trồng mới tập trung là tổng diện tích rừng được trồng mới các loài cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hoặc đất có khả năng phát triển lâm nghiệp có quy mô diện tích từ 0,5 ha trở lên trong năm, gồm: diện tích rừng trồng mới tập trung của các loại hình kinh tế thực hiện trong kỳ, không tính diện tích các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba chỉ được tính một lần diện tích trồng mới.

Căn cứ vào mục đích sử dụng, diện tích rừng trồng mới tập trung được chia thành các loại: Diện tích rừng sản xuất trồng mới; Diện tích rừng phòng hộ trồng mới; Diện tích rừng đặc dụng trồng mới:

(1) Diện tích rừng sản xuất trồng mới: là diện tích rừng trồng mới nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống;

(2) Diện tích rừng phòng hộ trồng mới: là loại rừng trồng ở đầu nguồn các sông, trồng ven biển... nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, chắn gió cát... bảo vệ sản xuất và đời sống;

(3) Diện tích rừng đặc dụng trồng mới: là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

20. Chỉ số 20: Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng trên tổng diện tích đất rừng (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh mức độ, quy mô cháy và phá rừng, là căn cứ đánh giá mức độ thiệt hại về mặt kinh tế, đồng thời phản ánh những nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường sống, là nguyên nhân của các hiểm họa tự nhiên, qua đó có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng trên tổng diện tích đất rừng là tỷ lệ tổng diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng trên tổng diện tích rừng của địa phương

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng trên tổng diện tích đất rừng (%)

=

Tổng diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng của địa phương trong kỳ tính toán (ha)

x

100

Tổng diện tích đất rừng của địa phương (ha)

Trong đó:

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy là diện tích rừng tự nhiên bị cháy không còn khả năng khôi phục. Chỉ tiêu này không bao gồm diện tích rừng lau lách và diện tích rừng không có giá trị kinh tế bị cháy.

Diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá là diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá để làm nương rẫy, lấy lâm sản, thổ sản hoặc chuyển đổi sang các mục đích khác.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

21. Chỉ số 21: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường (%)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh kết quả thực hiện của địa phương đối với chủ trương tăng cường nâng cao nguồn kinh phí thực hiện cho công tác bảo vệ môi trường so với tổng chi ngân sách và tổng giá trị sản phẩm GRDP của địa phương.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường được xác định bằng phần trăm tổng kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh từ ngân sách địa phương và tổng chi ngân sách của tỉnh trong năm.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương trong năm (tỷ đồng)

X

100

Tổng chi ngân sách của địa phương trong năm (tỷ đồng)

Trong đó:

Chi ngân sách từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của địa phương trong năm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 6 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Các nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn sự nghiệp khoa học, vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác) không thuộc phạm vi tính toán của chỉ số này.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

22. Chỉ số 22: Số lượng cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường trên 1.000 dân (người/1.000 dân)

- Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ số phản ánh mức độ đáp ứng về nhân lực của địa phương cho công tác bảo vệ môi trường.

- Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng cán bộ về bảo vệ môi trường trên 1.000 dân được xác định bằng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp (từ cấp tỉnh đến cấp xã; gồm cả lực lượng cảnh sát môi trường) trên tổng dân số của địa phương.

Công thức tính:

Số lượng cán bộ về bảo vệ môi trường trên 1.000 dân

=

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn về môi trường thuộc ủy ban nhân dân các cấp (người)

Tổng dân số của tỉnh/thành phố (1.000 người)

Trong đó:

Các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường trong các Ban Quản lý khu công nghiệp và tương đương, của các Sở/ngành khác không thuộc phạm vi tính của chỉ số này.

- Tài liệu chứng minh việc tính toán đối với chỉ số: Tài liệu/báo cáo của đơn vị quản lý ngành tổng hợp hàng năm hoặc các tài liệu chính thống khác, trong đó thể hiện các thông tin phục vụ tính toán chỉ số kèm theo thuyết minh rõ về các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

 

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

(Kèm theo Công văn số 5758/BTNMT-TCMT ngày 22 tháng 10 năm 2018)

TT

Nội dung chỉ số

Đơn vị tính

Kết quả

Thuyết minh rõ các số liệu phục vụ tính toán chỉ số

Tài liệu minh chứng

Ghi chú

CS1

 

 

 

 

 

 

CS2

 

 

 

 

 

 

CS3

 

 

 

 

 

 

CS4

 

 

 

 

 

 

CS5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CS24

 

 

 

 

 

 

CS25

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN/TỔ CHỨC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ MÔI TRƯỜNG DO SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CUNG CẤP TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2016 - 2017

(Kèm theo Công văn số 5758/BTNMT-TCMT ngày 22 tháng 10 năm 2018)

TT

Tên cá nhân/tổ chức

Tên thủ tục hành chính về môi trường đã xin cấp

Địa chỉ

Điện thoại liên hệ

Địa chỉ email