BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5798/BTNMT-TNN | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Từ đầu mùa cạn, trước tình trạng mực nước các hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông Hồng đều ở mức thấp, tổng lượng nước tích được của các hồ chỉ đạt khoảng 54% so với dung tích hữu ích, cộng với việc thiếu hụt lượng mưa, dòng chảy trên các sông và nhận định nguy cơ có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du. Ngày 20 tháng 9 năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 4784/BTNMT-TNN về việc vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đầu mùa cạn năm 2019-2020, theo đó đã đề nghị các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên việc tích nước để nâng dần mực nước hồ. Mặc dù các hồ chứa đã chủ động vận hành, ưu tiên việc tích nước ngay từ đầu mùa cạn, nhưng đến nay, mực nước các hồ chứa vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 4,1m đến 25m, tổng lượng nước tích được của các hồ cũng chỉ đạt 62% so với dung tích hữu ích.
Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước như nêu trên, cùng với đó là theo dự báo trong các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020, lượng dòng chảy trên các sông trên lưu vực sông Hồng sẽ thiếu hụt từ 20-50% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt là các tháng cuối năm 2019. Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của Bộ Công Thương (tại văn bản số 8238/BCT-ĐTĐL ngày 30/10/2019) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tại văn bản số 5639/EVN-KTSX ngày 21/10/2019), ngày 30/10/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp để trao đổi, thảo luận các phương án vận hành các hồ chứa. Thành phần tham dự gồm: đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam, các chủ hồ chứa và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan, đơn vị đã trao đổi và thống nhất việc cần thiết phải điều chỉnh vận hành các hồ chứa để chủ động, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước, bảo đảm cân đối, đủ nguồn nước cấp cho hạ du lưu vực sông Hồng trong thời gian còn lại của mùa cạn, đặc biệt là việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020. Trên cơ sở ý kiến thống nhất tại cuộc họp liên ngành nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:
1. Thống nhất với đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam việc cần thiết phải điều chỉnh giảm lưu lượng xả, ưu tiên tích nước các hồ chứa đến mực nước cao nhất có thể (cho phép mực nước các hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang ở mức thấp hơn so với quy định tại Phụ lục III của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019). Trước mắt từ nay đến trước thời kỳ sử dụng nước gia tăng, hồ Hòa Bình vận hành điều tiết bảo đảm lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 400 m3/s (trừ các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết theo quy định), nhưng phải bảo đảm yêu cầu lấy nước tối thiểu của Nhà máy nước sông Đà.
2. Đối với các hồ chứa còn lại phải ưu tiên việc vận hành tích nước để nâng dần mực nước hồ và phải phối hợp chặt chẽ với hồ Hòa Bình trong việc điều tiết, cấp nước cho hạ du lưu vực sông Hồng.
3. Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các chủ hồ chứa, đặc biệt là hồ Hòa Bình phải phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà, bảo đảm việc lấy nước của Nhà máy nước sông Đà phù hợp với lịch vận hành xả nước của hồ Hòa Bình và lấy đủ lượng nước từ sông Đà để bảo đảm cấp nước an toàn cho nhân dân.
4. Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia và các chủ hồ chứa thủy điện phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc lập kế hoạch tích nước, xả nước các hồ chứa cho phù hợp, bảo đảm ưu tiên cho các nhu cầu sử dụng nước ở hạ du theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng, tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân và chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt về thời gian lấy nước và mực nước hạ du sông, bảo đảm phù hợp với thực tế mực nước sông bị hạ thấp và khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi; đồng thời chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi phía hạ du rà soát, kiểm tra, sẵn sàng cho việc lấy nước khi các hồ xả nước trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước như hiện nay.
Trong quá trình vận hành nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để kịp thời xử lý./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 về Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 19/2018/TT-BTNMT quy định về tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Công văn 1843/BTNMT-TCMT năm 2017 quản lý nguồn nước thải lớn, quản lý ô nhiễm lưu vực sông tại các địa phương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4 Công văn 7586/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo vụ khai thác rừng trái phép tại lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 19/2018/TT-BTNMT quy định về tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Công văn 1843/BTNMT-TCMT năm 2017 quản lý nguồn nước thải lớn, quản lý ô nhiễm lưu vực sông tại các địa phương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Công văn 7586/VPCP-KTN năm 2016 báo cáo vụ khai thác rừng trái phép tại lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành