Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔ CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/CCTTHC
V/v hướng dẫn công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án 30

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2008

 

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

1. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Tổ công tác trung ương) đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, bảo đảm đầy đủ các điều kiện về tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn của Tổ công tác trung ương (Phụ lục 1 kèm theo).

2. Để phục vụ cho việc thống kê, rà soát thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008), căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang bộ, Tổ công tác trung ương đã lập dự thảo danh mục phân chia các ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ (xin đính kèm dự thảo).

Tổ công tác trung ương đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra lại danh mục này để bảo đảm đầy đủ, phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ đã được Chính phủ phân công và có ý kiến tham gia gửi về Tổ công tác trung ương trước ngày 10 tháng 7 năm 2008 để tổng hợp, hoàn chỉnh./.

 

 

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 30 CHO TỔ CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 30 TẠI CÁC BỘ, ĐỊA PHƯƠNG

1. Mục đích

Mục đích của phần này nhằm hướng dẫn Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại bộ, địa phương) về công tác tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực khác nhằm triển khai tốt nhất Đề án 30. Đồng thời, phần này cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Tổ công tác tại các bộ, ngành, địa phương với Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Tổ công tác trung ương), và về sự trợ giúp cần thiết trong quá trình triển khai công việc.

2. Nhân sự của Tổ công tác

Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại bộ, địa phương cần có tối thiểu 4 cán bộ, gồm có 01 lãnh đạo Tổ, 01 chuyên gia pháp lý, 01 chuyên gia kinh tế và 01 cán bộ có kiến thức về các ứng dụng tin học văn phòng như Internet, email và sử dụng máy quét (scanner). Chuyên gia pháp lý và chuyên gia kinh tế là những người thực hiện các công tác thống kê và rà soát các thủ tục hành chính và các quy định có liên quan theo yêu cầu của Tổ công tác trung ương.

Căn cứ vào khối lượng công việc (số lượng thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm thống kê và rà soát của cơ quan), Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể bổ sung thêm chuyên gia pháp lý và chuyên gia kinh tế nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc được giao. Ngoài ra, Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, địa phương có thể tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án để có thêm nhân lực phục vụ công tác triển khai đề án 30 (nói rõ hơn ở mục 5).

3. Trang thiết bị của Tổ công tác

Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tại các bộ, địa phương cần được trang bị tối thiểu các trang thiết bị sau:

- 01 máy tính có kết nối Internet với dung lượng ổ cứng trống tối thiểu 20GB

- 01 máy quét có khay nạp giấy tự động, có độ phân giải tối thiểu là 300 dpi, có trang bị kèm theo phần mềm nhận dạng văn bản tiếng Việt. Máy quét có tác dụng giúp Tổ công tác thực hiện số hóa các văn bản, tài liệu có liên quan phải gửi kèm các biểu mẫu trong quá trình thống kê.

4. Phối hợp công tác giữa Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, địa phương và Tổ công tác Trung ương

Tổ công tác trung ương sẽ tổ chức các khóa tập huấn dành cho các Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, địa phương để hướng dẫn về cách thức triển khai đề án, quy trình thống kê và sử dụng phần mềm máy xén. Mỗi Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tại các bộ, địa phương được cử 02 cán bộ tham gia tập huấn.

Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, địa phương có trách nhiệm tổ chức thu thập các thủ tục hành chính và các quy định có liên quan tới thủ tục hành chính đó thuộc thẩm quyền thống kê của cơ quan mình (theo hướng dẫn chung của Tổ công tác trung ương), sau đó điền vào biểu mẫu thống kê thống nhất và gửi kết quả thống kê thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm thống kê của cơ quan mình theo định kỳ mỗi tháng một lần về Tổ công tác trung ương Kết quả thống kê phải được gửi bằng hai phương thức: bản in giấy theo đường bưu điện, và bản điện tử qua mạng Internet.

Căn cứ vào kế hoạch triển khai quy định tại Quyết định số 07/ QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại các bộ, địa phương sẽ tự rà soát các thủ tục hành chính dựa trên cơ sở hướng dẫn và biểu mẫu rà soát thủ tục hành chính thống nhất do Tổ công tác trung ương quy định, sau đó gửi kết quả rà soát về Tổ công tác trung ương.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc điền mẫu biểu, cũng như các vấn đề khác liên quan đến việc triển khai Đề án 30 tại đơn vị mình, Tổ công tác thực hiện đề án 30 tại bộ, địa phương có thể liên lạc với Tổ công tác trung ương theo các phương thức sau:

- Số điện thoại của Bộ phận trợ giúp:

+ Cơ quan: 0804.8391; hoặc 0804.4116.

+ Di động: 0913.547.191; hoặc 0903.212.888.

- Email của bộ phận trợ giúp: aaa@thutuchanhchinh.vn

- Hỏi đáp trực tuyến với TCT TƯ thông qua mạng

www.thutuchanhchinh.vn/Hotrotructuyen

5. Nguồn lực

Tổ công tác tại các bộ, địa phương nên sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị mình như máy tính, máy quét cũng như nguồn lực con người.

Hiện nay, tại nhiều bộ, địa phương có các dự án do nước ngoài tài trợ về các lĩnh vực liên quan đến cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng năng lực, v.v. Các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động đề nghị các dự án này trong việc hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật (chuyên gia, cán bộ hỗ trợ triển khai) cũng như các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của Tổ công tác (máy tính, máy quét)./.

 

DANH MỤC

CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

(Dự thảo)

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1. Nông nghiệp;

1.2. Lâm nghiệp;

1.3. Diêm nghiệp;

1.4. Thuỷ sản;

1.5. Thuỷ lợi.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.1. Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác;

2.2. Tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục;

2.3. Quy chế thi, tuyển sinh;

2.4. Hệ thống văn bằng, chứng chỉ;

2.5. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

3. Bộ Xây dựng

3.1. Xây dựng;

3.2. Kiến trúc;

3.3. Quy hoạch xây dựng;

3.4. Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

3.5. Phát triển đô thị;

3.6. Nhà ở và công sở;

3.7. Kinh doanh bất động sản;

3.8. Vật liệu xây dựng.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

4.1. Đất đai;

4.2. Tài nguyên nước;

4.3. Tài nguyên khoáng sản, địa chất;

4.4. Môi trường;

4.5. Khí tượng, thuỷ văn;

4.6. Đo đạc, bản đồ;

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

5.1. Hoạt động khoa học và công nghệ;

5.2. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;

5.3. Sở hữu trí tuệ;

5.4. Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

5.5. Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

6. Bộ Ngoại giao

6.1. Công tác ngoại giao;

6.2. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

6.3. Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

6.4. Thoả thuận quốc tế;

6.5. Quản lý các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

6.6. Hoạt động của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

7. Bộ Y tế

7.1. Y tế dự phòng;

7.2. Khám bệnh, chữa bệnh;

7.3. Phục hồi chức năng;

7.4. Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;

7.5. Y dược cổ truyền;

7.6. Dược;

7.7. Mỹ phẩm;

7.8. An toàn vệ sinh thực phẩm;

7.9. Trang thiết bị y tế;

7.10. Bảo hiểm y tế;

7.11. Dân số - kế hoạch hoá gia đình;

7.12. Sức khoẻ sinh sản.

8. Bộ Công Thương

8.1. Cơ khí;

8.2. Luyện kim;

8.3. Điện;

8.4. Năng lượng mới;

8.5. Năng lượng tái tạo;

8.6. Dầu khí;

8.7. Hóa chất;

8.8. Vật liệu nổ công nghiệp;

8.9. Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;

8.10. Công nghiệp tiêu dùng;

8.11. Công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác;

8.12. Lưu thông hàng hoá trong nước;

8.13. Xuất nhập khẩu;

8.14. Quản lý thị trường;

8.15. Xúc tiến thương mại;

8.16. Thương mại điện tử;

8.17. Dịch vụ thương mại;

8.18. Hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế;

8.19. Quản lý cạnh tranh;

8.20. Kiểm soát độc quyền;

8.21. áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp;

8.22. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông

9.1. Báo chí;

9.2. Xuất bản;

9.3. Bưu chính và chuyển phát;

9.4. Viễn thông và internet;

9.5. Truyền dẫn phát sóng;

9.6. Tần số vô tuyến điện;

9.7. Công nghệ thông tin, điện tử;

9.8. Phát thanh và truyền hình;

9.9. Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia.

10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

10.1. Văn hoá;

10.2. Gia đình;

10.3. Thể dục, thể thao;

10.4. Du lịch.

11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

11.1. Việc làm;

11.2. Dạy nghề;

11.3. Lao động;

11.4. Tiền lương, tiền công;

11.5. Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp);

11.6. An toàn lao động;

11.7. Người có công;

11.8. Bảo trợ xã hội;

11.9. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

11.10. Bình đẳng giới;

11.11. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

12. Bộ Nội vụ

12.1. Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;

12.2. Chính quyền địa phương,

12.3. Địa giới hành chính;

12.4. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

12.5. Hội, tổ chức phi chính phủ;

12.6. Thi đua, khen thưởng;

12.7. Tôn giáo;

12.8. Cơ yếu;

12.9. Văn thư, lưu trữ nhà nước.

13. Bộ Giao thông vận tải

13.1. Đường bộ;

13.2. Đường sắt;

13.3. Đường thủy nội địa;

13.4. Hàng hải;

13.5. Hàng không.

14. Bộ Tài chính (theo công văn số 6683/BTC-PC ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính)

14.1. Tài chính - Ngân sách;

14.2. Thuế, phí, lệ phí;

14.3. Tài chính doanh nghiệp;

14.4. Quản lý tài sản công;

14.5. Quản lý giá;

14.6. Dịch vụ tài chính và các quỹ tài chính;

14.7. Tài chính đối ngoại và Hội nhập tài chính quốc tế;

14.8. Hải quan;

14.9. Thanh tra, kiểm tra tài chính.

15. Thanh tra Chính phủ

15.1. Thanh tra;

15.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo;

15.3. Phòng, chống tham nhũng.

16. Bộ Tư pháp

16.1. Xây dựng pháp luật;

16.2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

16.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật;

16.4. Thi hành án dân sự;

16.5. Hành chính tư pháp;

16.6. Bổ trợ tư pháp;

16.7. Công tác tư pháp khác.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

17.1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

17.2. Đầu tư trong nước, ngoài nước;

17.3. Khu công nghiệp, khu chế xuất;

17.4. Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

17.5. Đấu thầu;

17.6. Doanh nghiệp;

17.7. Đăng ký kinh doanh.

18. Uỷ ban Dân tộc

18.1. Công tác dân tộc.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

19.1. Tiền tệ;

19.2. Hoạt động ngân hàng.

20. Bộ Công an

20.1. Xuất nhập cảnh;

20.2. Đăng ký hộ khẩu;

20.3. Chứng minh nhân dân;

20.4. Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới và an toàn giao thông;

20.5. Phòng cháy chữa cháy:

20.6. An ninh, trật tự xã hội.