BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/BTP-BTTP | Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2006 |
Kính gửi: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời Công văn số 409/STP-BTTP ngày 7/3/2006 của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Pháp lệnh giám định tư pháp thì trong mọi trường hợp bản kết luận giám định phải có chữ ký của người giám định tư pháp; trong trường hợp tổ chức được trưng cầu giám định thì ngoài chữ ký của người giám định, bản kết luận giám định còn phải được người đứng đầu tổ chức đó ký tên, đóng dấu.
Do đó, nếu người giám định tư pháp (kể cả người đó đang thuộc tổ chức nào đó hoặc đã nghỉ hưu hoặc hành nghề tự do) mà được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu đích danh và thực hiện giám định với tư cách cá nhân họ thì bản kết luận giám định chỉ cần có chữ ký của người đó là đủ, mà không phải có xác nhận, đóng dấu của tổ chức chủ quản. Việc người đứng đầu tổ chức ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định chỉ đặt ra trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp.
Vì vậy, việc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu phải có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức chủ quản đối với chữ ký của người giám định tư pháp trong trường hợp không trưng cầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện giám định hoặc trong trường hợp người giám định tư pháp là người đã nghỉ hưu, hành nghề tự do là không phù hợp với quy định nêu trên và tinh thần xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp.
2. Điều 22 của Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh giám định tư pháp quy định: "Căn cứ pháp luật về phí, lệ phí, Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định này, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp". Trong khi chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về vấn đề này thì cá nhân, tổ chức nhận thực hiện giám định tư pháp (người giám định tư pháp) trao đổi, thống nhất với cơ quan trưng cầu giám định về những Khoản chi phí cần thiết cho việc giám định ngay khi tiếp nhận trưng cầu giám định. Việc thanh toán chi phí giám định được thực hiện trên cơ sở hợp đồng khoán việc, bằng hình thức giấy biên nhận của người giám định về số tiền chi phí cho việc thực hiện giám định mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thanh toán.
3. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tích cực đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, trong đó có Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2468/BTP-BTTP năm 2014 thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 2945/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Luật giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Nghị định 67/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp
- 4 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 1 Quyết định 2945/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Luật giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 2468/BTP-BTTP năm 2014 thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Công văn 997/BTP-BTTP năm 2021 hướng dẫn triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành