BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5968/BGDĐT-GDMN | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các Sở Giáo dục và Đào tạo |
Triển khai nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, thực hiện kế hoạch phối hợp hành động, triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em 1-5 tuổi trên toàn quốc năm 2010 giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, chủ động phối hợp với sở y tế tại địa phương tổ chức triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em 1-5 tuổi. Đây là một chiến dịch hết sức quan trọng, đối tượng tiêm chủng lớn, phạm vi triển khai rộng, đòi hỏi công tác chuẩn bị và triển khai phải được thực hiện tốt, đảm bảo mục tiêu của chiến dịch.
1. Mục tiêu:
- Trên 95% số trẻ 1-5 tuổi trên toàn quốc được tiêm chủng vắc xin sởi trong chiến dịch.
- Đảm bảo chất lượng tiêm chủng.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng.
2. Địa bàn triển khai : toàn quốc với 63 tỉnh/TP triển khai chiến dịch
3. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2010.
4. Đối tượng được tiêm: tất cả trẻ 1 tuổi đến 5 tuổi (từ 12 tháng - dưới 72 tháng tuổi).
5. Công tác phối hợp trong việc tổ chức tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ em
- Phối hợp với các cơ sở y tế, tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về công tác loại trừ bệnh sởi, tầm quan trọng và sự cần thiết tham gia chiến dịch, nội dung phối hợp triển khai chiến dịch tại địa phương. Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh học sinh trước chiến dịch 1-2 tuần, trong và sau chiến dịch
- Ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên phối hợp với cán bộ y tế xã/phường, cộng tác viên y tế để lập danh sách trẻ thuộc diện cần tiêm vắc xin sởi. Đây là công việc bắt buộc và phải được hoàn thành tối thiểu nửa tháng trước khi chiến dịch được bắt đầu
- Trên cơ sở danh sách trẻ đã được điều tra, thực hiện gửi giấy mời đến cha mẹ trẻ trước chiến dịch từ 3 - 5 ngày. Giấy mời ghi rõ ngày, giờ, địa điểm tiêm vắc xin.
- Vận động các gia đình có trẻ em chưa tiêm chủng vắc xin trong chiến dịch đưa con em đi tiêm. Nhắc cha mẹ theo dõi các cháu trong vòng 24 giờ sau tiêm, thông báo cho nhà trường, cơ sở y tế nếu cháu có phản ứng sau tiêm. Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu bất thường .
- Nếu trường mầm non được chọn là địa điểm tiêm phòng vắc xin sởi thì nhà trường cần phối hợp với cơ sở y tế địa phương để bố trí địa điểm tiêm phòng thuận tiện, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn và an toàn cho trẻ.
- Trong thời gian, cơ quan y tế tổ chức tiêm phòng vắc xin sởi tại trường mầm non, nhà trường cần bố trí một người trong ban giám hiệu và giáo viên mầm non phụ trách lớp để sắp xếp, hướng dẫn và động viên, an ủi trẻ khi tiêm, ghi chép danh sách trẻ đã tiêm, phiếu chứng nhận sau khi tiêm vắc xin sởi; rà soát các trường hợp chưa đến tiêm chủng và phối hợp giải quyết các trường hợp cần thiết. Ngành y tế sẽ đảm nhiệm khám phân loại, tiêm vắc xin, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm và phát hiện, xử lý sốc (nếu có).
- Rà soát đối tượng tiêm chủng và tiêm vét: Trong khoảng thời gian 2-3 ngày cuối của chiến dịch. Nhà trường phối hợp với cán bộ y tế rà soát lại danh sách trẻ, phát hiện các trường hợp chưa được tiêm chủng và tổ chức tiêm vét, đảm bảo 100% số trẻ trong diện đối tượng được tiêm đầy đủ
6. Trường mầm non phối hợp với các cơ sở y tế địa phương để phát hiện những trường hợp chống chỉ định, hoãn tiêm theo hướng dẫn và chỉ định của cán bộ y tế. Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm, thông báo với cơ sở y tế và cha mẹ để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ
7. Công tác kiểm tra, giám sát
Các trường mầm non cần rà soát lại địa chỉ, số điện thoại của cha mẹ trẻ hoặc người bảo trợ, số điện thoại của cơ sở ytế trên địa bàn để thông báo kịp thời khi phát hiện có phản ứng thuốc hoặc dịch bệnh .
Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nếu trong trường mầm non có trẻ em có dấu hiệu phản ứng thuốc hoặc mắc bệnh phải đưa ngay đến cơ sở ytế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Sở Y tế cùng thực hiện kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị và tổ chức chiến dịch để kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Nhận được công văn này, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban phụ nữ quân đội chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời và gửi báo cáo kết quả thực hiện về Vụ Giáo dục Mầm non vào cuối học kỳ 1 ( 30/12/2010).
Nơi nhận | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 5433/QĐ-BYT về phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 4109/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 3483/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Công văn 399/DP-VX năm 2014 về tiêm bổ sung vắc xin sởi miễn phí cho cán bộ do Cục Y tế dự phòng ban hành
- 5 Công văn 2075/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 tăng cường phòng, chống dịch sởi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Công điện 1696/CĐ-BYT tăng cường phòng chống bệnh sởi và triển khai kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi do Bộ Y tế ban hành
- 1 Công văn 2075/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 tăng cường phòng, chống dịch sởi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công điện 1696/CĐ-BYT tăng cường phòng chống bệnh sởi và triển khai kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi do Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 3483/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 4109/QĐ-BYT năm 2014 phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5 Công văn 399/DP-VX năm 2014 về tiêm bổ sung vắc xin sởi miễn phí cho cán bộ do Cục Y tế dự phòng ban hành
- 6 Quyết định 5433/QĐ-BYT về phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành